Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu hỏi:
Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Chiến tranh nhân dân.
B. Chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
C. Chiến tranh chính nghĩa.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.
Trả lời:
Đáp án D
* Cơ sở để xác định tính chất của một cuộc cách mạng/kháng chiến:
- Nhiệm vụ cách mạng (quan trọng nhất):
- Lực lượng cách mạng:
- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công:
* Xét các tiêu chí trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam:
- Nhiệm vụ cách mạng: chống Pháp. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1 – 1951): “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” (sgk 12 trang 140).
- Lực lượng cách mạng: Đoàn kết toàn dân, toàn quân.
- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công: vẫn tiếp tục là hình thức cộng hòa dân chủ như sau Cách mạng tháng Tám. Hình thức chính quyền công nông là hình thức chính quyền của tuyệt đại đa số nhân dân lao động, những hình thức chính quyền cộng hòa dân chủ còn rộng rãi hơn chỉ trừ những bọn đế quốc và tay sai phản động, còn tất cả những ai sống trên dải đất Việt Nam đã tham gia qua trình đấu tranh giành chính quyền đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia chính quyền và giữ chính quyền ấy.
* Xét yếu tố dân chủ trong kháng chiến chống Pháp:
Trong nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1-1951) đã trích trên có yếu tố dân chủ, đó là: giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ tàn tích phong kiến. Tuy nhiên, tính dân chủ không điển hình.
=> Như vậy cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải có tính chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.