Haylamdo sưu tầm và biên soạn 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 2 (có đáp án 2024): Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức
Câu 1. Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm.
B. đường chuyển động.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. kí hiệu.
Đáp án đúng là: D
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
- Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng hình học).
Câu 2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A. được phân bố ở cácvùng khác nhau.
B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
C. được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
D. trong một khoảng thời gian nhất định.
Đáp án đúng là: B
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.
- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…
Câu 3. Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng.
B. Dòng biển.
C. Luồng di dân.
D. Hướng gió.
Đáp án đúng là: A
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, hải cảng,…
- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…
Câu 4. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Bản đồ - biểu đồ.
B. Chấm điểm.
C. Kí hiệu.
D. Kí hiệu theo đường.
Đáp án đúng là: A
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.
- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…
-> Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian.
Câu 5. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình.
B. Hình học.
C. Điểm.
D. Chữ.
Đáp án đúng là: C
Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu (dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học).
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
C. Xác định được vị trí của đối tượng.
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp kí hiệu:
- Xác định vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
- Biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu.
Câu 7. Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
B. chấm điểm.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. đường chuyển động.
Đáp án đúng là: B
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…
Câu 8. Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động.
B. chấm điểm.
C. kí hiệu.
D. bản đồ - biểu đồ.
Đáp án đúng là: A
Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, các tuyến giao thông đường biển,…
Câu 9. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
A. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
C. di chuyển theo các hướng bất kì.
D. phân bố theo những điểm cụ thể.
Đáp án đúng là: D
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
Câu 10. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu theo đường.
B. đường chuyển động.
C. bản đồ - biểu đồ.
D. chấm điểm.
Đáp án đúng là: C
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.
- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…
-> Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Câu 11. Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ.
B. kí hiệu.
C. đường chuyển động.
D. chấm điểm.
Đáp án đúng là: D
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi, diện tích cây trồng,…
Câu 12. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
A. kí hiệu.
B. bản đồ - biểu đồ.
C. đường đẳng trị.
D. khoanh vùng.
Đáp án đúng là: D
- Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
- Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…
-> Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp khoanh vùng.
Câu 13. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp
A. khoanh vùng.
B. đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. kí hiệu theo đường.
Đáp án đúng là: B
- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…
-> Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp đường chuyển động.
Câu 14. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết
A. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.
B. số lượng của đối tượng riêng lẻ.
C. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
D. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.
Đáp án đúng là: C
- Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.
- Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…
-> Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.
Câu 15. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ.
B. chấm điểm.
C. đường chuyển động.
D. kí hiệu.
Đáp án đúng là: D
- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…
-> Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp kí hiệu.
Câu 1:
Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp