Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 6: Ôn tập chương 6 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Top 15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Kết nối tri thức Chương 6 có đáp án
Câu 1. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?
A. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Rừng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Đáp án đúng là: C
Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
Câu 2. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
C. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.
D. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất.
Câu 3. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Rừng lá rộng.
B. Thảo nguyên.
C. Rừng lá kim.
D. Xavan.
Đáp án đúng là: D
- Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới ôn hoà là thảo nguyên, rừng lá kim và rừng lá rộng.
- Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 4. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây?
A. Pốtdôn.
B. Feralit.
C. Xám.
D. Đen.
Đáp án đúng là: B
Rừng nhiệt đới ẩm, xích đạo tương ứng với loại đất feralit đỏ vàng (đất đỏ vàng nhiệt đới).
Câu 5. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?
A. Rừng cận nhiệt ẩm.
B. Rừng nhiệt đới ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Hoang mạc và bán hoang mạc.
Đáp án đúng là: D
Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 6. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là
A. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.
B. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.
C. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.
D. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.
Đáp án đúng là: C
Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.
Câu 7. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
B. Cung cấp vật chất hữu cơ.
C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
D. Góp phần làm phá huỷ đá.
Đáp án đúng là: A
Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá. Chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất hiện của sinh vật tác động vào quá trình hình thành đất. Xác của sinh vật phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất => Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Câu 8. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Bán hoang mạc.
B. Rừng hỗn hợp.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Đài nguyên.
Đáp án đúng là: C
Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 9. Giới hạn sâu nhất của sinh quyển xuống đến
A. 10km.
B. 11km.
C. 12km.
D. 13km
Đáp án đúng là: B
Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ôdôn của khí quyển. Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).
Câu 10. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?
A. Sinh vật, đá mẹ.
B. Đá mẹ, khí hậu.
C. Địa hình, đá mẹ.
D. Khí hậu, sinh vật.
Đáp án đúng là: A
Các nhân tố có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất là sinh vật và đá mẹ.
- Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
- Sinh vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Câu 11. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?
A. Ôn đới lạnh.
B. Ôn đới ấm.
C. Núi cao.
D. Hoang mạc.
Đáp án đúng là: B
Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.
Câu 12. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?
A. Rừng cận nhiệt ẩm.
B. Rừng nhiệt đới ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Đáp án đúng là: D
Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Câu 13. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
B. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
C. Thành phần quan trọng nhất của đất.
D. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
Đáp án đúng là: C
Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
Câu 14. Loại đất nào sau đây thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm?
A. Đất đỏ badan.
B. Đất cát pha.
C. Đất phù sa.
D. Đất xám.
Đáp án đúng là: A
Đất badan là loại đất thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….
Câu 15. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Đá mẹ.
B. Khí hậu.
C. Địa hình.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: A
Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Câu 1:
Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?