Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 3: Thạch quyển sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Top 15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Kết nối tri thức Chương 3 có đáp án
Câu 1. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
A. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
C. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
D. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
Đáp án đúng là: B
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.
Câu 2. Địa hình nào sau đây không phải do băng hà tạo nên?
A. Vịnh hẹp băng hà.
B. Các đá trán cừu.
C. Cao nguyên băng.
D. Hàm ếch sóng vỗ.
Đáp án đúng là: D
Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng băng, cao nguyên băng, phi-o, đá lưng cừu,...
Câu 3. Các phi-o thuộc địa hình
A. bồi tụ.
B. thổi mòn.
C. băng tích.
D. mài mòn.
Đáp án đúng là: C
Các phi-o thuộc địa hình băng tích.
Câu 4. Mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
A. Dãy Côn Lôn.
B. Dãy An-đet.
C. Dãy Cooc-đi-e.
D. Dãy Hindu Kush.
Đáp án đúng là: B
- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-xca và mảng Nam Mĩ.
- Khi hai mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đet, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa... (dãy An-đet nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
Câu 5. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình
A. bồi tụ.
B. băng tích.
C. thổi mòn.
D. mài mòn.
Đáp án đúng là: D
Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...
Câu 6. Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo nào sau đây?
A. Hoạt động địa lũy, địa hào và phong hóa sinh học.
B. Vận động theo phương thẳng đứng và nằm ngang.
C. Vận động uốn nếp, đứt gãy và phong hóa hóa học.
D. Các vận động động đất, núi lửa và kiến tạo mảng.
Đáp án đúng là: B
Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang.
Câu 7. Sự hình thành dãy núi Con Voi ở Việt Nam là kết qủa của hiện tượng nào sau đây?
A. Nâng lên.
B. Đứt gãy.
C. Uốn nếp.
D. Hạ xuống.
Đáp án đúng là: B
Dãy núi Con Voi là phần cuối cùng của đới trượt cắt Sông Hồng (Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ với chiều dài trên 1560 km) chạy dài từ Vân Nam Trung Quốc xuống Đông Bắc Việt Nam được hình thành cách đây khoảng 23 đến 25 triệu năm.
Câu 8. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình
A. băng tích.
B. bồi tụ.
C. thổi mòn.
D. mài mòn.
Đáp án đúng là: C
Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
Câu 9. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình
A. phong hoá.
B. vận chuyển.
C. bóc mòn.
D. bồi tụ.
Đáp án đúng là: C
Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
Câu 10. Xu hướng chung của nội lực là tạo ra
A. sự bằng phẳng, ít biến động của các dạng địa hình.
B. các dạng địa hình thường có kích thước nhỏ hơn.
C. dạng địa hình ngầm như hang động, nước ngầm.
D. sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất.
Đáp án đúng là: D
Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Những dạng địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,...
Câu 11. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. bóc mòn.
B. phong hoá.
C. bồi tụ.
D. vận chuyển.
Đáp án đúng là: C
Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...
Câu 12. Vận động nén ép xảy ra mạnh nhất ở khu vực cấu tạo bằng
A. đất dốc.
B. đá mềm.
C. đá cứng.
D. đất bằng.
Đáp án đúng là: B
Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp. Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,...
Câu 13. Các doi ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình
A. bóc mòn.
B. vận chuyển.
C. phong hoá.
D. bồi tụ.
Đáp án đúng là: D
Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Đáp án đúng là: B
Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Câu 15. Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về
A. thủy lợi.
B. thủy điện.
C. công nghiệp.
D. du lịch.
Đáp án đúng là: D
Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về du lịch, đất ở xung quanh rất màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện nhiệt, khai thác nước khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng.
Câu 1:
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng