X

Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 5 (có đáp án 2024): Chu kì tế bào và phân bào - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 60 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 5 (có đáp án 2024): Chu kì tế bào và phân bào - Kết nối tri thức

Câu 1:

Chu kì tế bào là

A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.

B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.

C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.

D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Xem lời giải »


Câu 2:

Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân.

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Xem lời giải »


Câu 3:

Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là

A. tăng kích thước tế bào.

B. nhân đôi DNA và NST.

C. tổng hợp các bào quan.

D. tổng hợp và tích lũy các chất.

Xem lời giải »


Câu 4:

Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?

A. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.

B. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.

C. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.

D. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.

Xem lời giải »


Câu 5:

Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?  

A. Tế bào ung thư.

B. Tế bào sinh dục chín.

C. Tế bào sinh dưỡng.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua

A. 4 kì.

B. 2 kì.

C. 3 kì.

D. 5 kì.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này?

A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.

B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.

C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép.

D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn.

Xem lời giải »


Câu 8:

Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ

A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.

B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.

C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.

D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Xem lời giải »


Câu 9:

Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới

A. bệnh đãng trí.

B. bệnh béo phì.

C. bệnh ung thư.

D. bệnh bạch tạng.

Xem lời giải »


Câu 10:

Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư?

A. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.

B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ an toàn.

C. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có dấu hiệu của bệnh.

Xem lời giải »


Câu 1:

Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

A. giống hệt tế bào mẹ (2n).

B. giảm đi một nửa (n).

C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).

D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Xem lời giải »


Câu 2:

Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.

B. có 1 lần nhân đôi NST.

C. có 2 lần phân chia NST.

D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Xem lời giải »


Câu 3:

Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

A. Kì đầu II.

B. Kì giữa I.

C. Kì sau I.

D. Kì đầu I.

Xem lời giải »


Câu 4:

Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở

A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.

B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.

D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.

Xem lời giải »


Câu 5:

Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?

A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.

B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Xem lời giải »


Câu 6:

Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.

B. Góp phần giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.

C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.

D. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Xem lời giải »


Câu 7:

Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do

A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

Xem lời giải »


Câu 8:

Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là

A. 38 và 76.

B. 38 và 0.

C. 38 và 38.

D. 76 và 76.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 22n.     

B. 2n.    

C. 3n.    

D. 2 × n.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là

A. độ ẩm.     

B. nhiệt độ.    

C. ánh sáng.   

D. tuổi cây.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: