X

Soạn văn lớp 11

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục ngắn nhất


Tóm tắt bài Tinh thần thể dục

Với các mẫu Tóm tắt bài Tinh thần thể dục hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 11 hơn.

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục ngắn nhất - Ngữ văn lớp 11

A/ Nội dung bài Tinh thần thể dục

Truyện ngắn Tinh thần thể dục (đăng trên tuần báo tiểu thuyết thứ bảy số 251, ngày 25/3/1939) đã vạch rõ tính chất bịp bợp của phong trào "thể dục thể thao", "vui vẻ trẻ trung" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Tinh thần thể dục 

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục - mẫu 1

“Tinh thần thể dục” phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng tập trung để lên sân vận động để bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục nhưng cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống như một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 3 đoạn và thể hiện các nội dung khác nhau. Các nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục - mẫu 2

Truyện ngắn Tinh thần thể dục vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Vào ngày 19 tháng ba dương tức ngày 29 tháng Giêng âm, tại sân vận động của huyện X.X ở xã Ngũ Vọng có tổ chức một trận thi đấu đá bóng. Quan tri huyện yêu cầu đúng 12 giờ trưa đủ 100 người đến xem trận bóng đá này. Mọi người trong xã đều tìm cách được miễn đi xem trận thi đấu. Người thì van xin, người thì chạy tiền, có người thì không muốn đi xa, có người không có quần áo nghiêm chỉnh, người thì đau ốm,... Lí dịch trong xã tìm mọi cách để bắt mọi người đi xem trận đấu. Cuộc dẫn người đi xem đá bóng giống như giống như một cuộc giải tù binh. Cuối cùng lí dịch cũng bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá.

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục - mẫu 3

Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục những cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống như một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành sáu đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục - mẫu 4

Nguyễn Công Hoan là cây bút trào phúng xuất sắc với phong cách của một nhà văn hiện thực bậc thầy. Ông sử dụng tiếng cười để đả phá ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. "Tinh thần thể dục" là một trong những tác phẩm hay của tác giả ra đời năm 1939 khi thực dân Pháp rầm rộ cổ động phong trào thể dục thể thao nhằm đánh lạc hướng sự tranh đấu đòi độc lập chủ quyền của tầng lớp thanh niên. Thông qua tác phẩm, tác giả phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.

Tóm tắt bài Tinh thần thể dục - mẫu 5

Truyện ngắn Tinh thần thể dục (đăng trên tuần báo tiểu thuyết thứ bảy số 251, ngày 25/3/1939) đã vạch rõ tính chất bịp bợp của phong trào "thể dục thể thao", "vui vẻ trẻ trung" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Tinh thần thể dục đã phản ánh một cách sâu sắc thực trạng đời sống nhân dân cũng như xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Khi nền văn minh Âu Tây mà thực dân Pháp đem đến Việt Nam đã làm xáo trộn, tạo nên một xã hội hỗn độn giữa lúc nhân dân đang bị bóc lột bần cùng.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời năm 1939, khi thực dân Pháp rầm rộ cổ động “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng sự tranh đấu đòi độc lập, chủ quyền của tầng lớp thanh niên.

- Giá trị nội dung: Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Tác giả đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước khi kể về phản ứng của nhân dân trước việc phải đi xem đá bóng.

+ Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.

Xem thêm các bài tóm tắt ngữ văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: