Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học ngắn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
Đề 1 (trang 53 sgk Văn 11 Tập 1):
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm.
+ Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng
+ Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.
- Bức chân dung Trịnh Cán
+ Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)
+ Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa
- Thái độ và dự cảm của tác giả:
+ phê phán mỉa mai mà thấm thía
+ dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.
C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Đề 2 (trang 53 sgk Văn 11 Tập 1):
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề
B, Thân bài
- Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:
+ Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
• Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ: họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình →hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.
• Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.
• Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
+ Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêuthương:
• Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ
• Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.
C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Đề 3 (trang 53 sgk Văn 11 Tập 1):
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề
B, Thân bài
- Giải thích:
+ Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người.
+ Nhà nho là những người tri thức thời xưa, theo Nho học.
- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.
+ Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.
+ Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc: người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.
+ Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, Cao Bá Quát đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.
C, Kết bài: khẳng định lại vấn đề