X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn nhất


Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Hướng dẫn soạn bài

Bài 1 (trang 120 sgk Văn 11 Tập 1):

- Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh

- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:

    + Phân tích:

    • Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

    • Từ đó đưa ra hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

    + so sánh:

    • “mình hay” >< “nhiều ngươi hay hơn mình”

    • “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”

    • “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”

     → So sánh tương phản.

    • “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

     → So sánh tương đồng.

    + Thao tác lập luận chính được sử dụng là so sánh có sự kết hợp với thao tác phân tích.

    + Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

    • Làm cho vấn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

    • Qua đó đưa ra thông điệp khuyên con người nên sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

- Rút ra kết luận:

    + trong làm văn nghị luận, chúng ta nên vận dụng hai thao tác lập luận chính là phân tích và so sánh để đạt hiểu quả giao tiếp cao hơn

    + trong từng văn bản bao giờ cũng có một thao tác chính , các thao tác khác còn lại chỉ mang tính chất bổ trợ

Bài 2 (trang 120 sgk Văn 11 Tập 1):

  a. Chủ đề của bài văn ấy là: cảm nhận vẻ đẹp của đêm liên hoan văn nghệ trong đoạn thơ:

        Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

        Kìa em xiêm áo tự bao giờ

        Kèn lên man điệu nàng e ấp

        Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

                (Quang Dũng, Tây Tiến)

- Cần nêu các luận điểm

    + câu 1: phút mở màn thần tình của đêm hội liên hoan

    + câu 2, 3: cảm xúc bâng khuâng rạo rực của các chàng lính Hà thành khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp phương xa xứ lạ

    + câu 4: sự thăng hoa của tâm hồn để mạch thơ dào dạt chảy

- Đoạn văn định viết sẽ làm sáng tỏ luận điểm thứ 3

- Chuyển ý bằng cách khái quát lại nội dung đoạn trước

  c. Đưa ra những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm

    + câu thơ phảng phất bóng dáng những người thi sĩ lãng mạn đa tình

    + so sánh với hai câu thơ trong thi phẩm Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

    + hình ảnh nhạc về Viên Chăn thật hàm súc

- Sử dụng thao tác phân tích là chính thao tác so sánh là phụ

  d. Đoạn văn tham khảo

   Cái du dương của âm nhạc, thướt tha của những điệu múa , sự e ấp duyên dáng của em dường như đã gột rửa tất cả mọi lớp bụi gian khổ trên vạn dặm trường chinh của người lính Tây Tiến. mê say trước cái đẹp những người lính đắm mình vào cõi mộng, cõi mơ, tâm hồn thăng hoa để mạch thơ dào dạt chảy:

        Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

  Đọc câu thơ lên không thấy bóng dáng của những người chiến binh trên con đường hành quân gian khổ mà chỉ thấy bóng dáng của người nghệ sĩ lãng mạn đa tình. Thật bất ngờ và đẹp biết bao! Khám phá vẻ đẹp của tứ thơ này người đọc bỗng nhớ đến tứ thơ độc đáo trong thi phẩm Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

        Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

        Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

    Trong Ngắm trăng người tù đã hóa thành thi nhân, trong Tây Tiến người lính bỗng biến thành thi sĩ. Cái đích đến của hồn người thì giống nhau những nguyên cớ lại khác nhau. Trong thơ Bác vẻ đẹp của ánh trăng là đạo diễn của sự đổ thay. Trong thơ Quang Dũng đó lại là vẻ đẹp của phương xa xứ lạ mà nổi bật là vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của những thiếu nữ các dân tộc. Thơ Bác chan chứa một niềm yêu thiên nhiên. Tây Tiến lại dạt dào những cảm xúc lãng mạn tình tứ. Bên cạnh hình ảnh xây hồn thơ vô cùng lãng mạn trữ tình thì hình ảnh nhạc về Viên Chăn cũng ẩn chứa những ý nghĩa phong phú. Đó là khúc nhạc cất lên từ đêm liên hoan văn nghệ tại doanh trại theo gió ngàn vút bay về Viên Chăn xa xôi. Hay đó là khúc nhạc ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của thủ đô Viên Chăn. Hay vẻ đẹp độc đáo của đất trời con người miền Tây đã bỏ bùa những người lính Tây Tiến khiến các anh coi dải đất biên cương xa xôi và thủ đô Viên Chăn cũng là quê hương của mình. Ý thơ cứ rộng mở khơi gợi liên tưởng suy tưởng của người đọc càng làm cho đoạn thơ đậm chất trữ tình lãng mạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 11 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.