Soạn bài Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) ngắn nhất
Soạn bài Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
Bố cục
- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi
- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi
- Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi
- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 34 sgk Văn 11 Tập 1):
- Kì thi có điều khác thường là trường Nam thi lẫn với trường Hà
- Từ lẫn: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong kì thi
Câu2 (trang 34 sgk Văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh của sĩ tử (thí sinh dự thi) và quan trường (người trông thi):
+ trang phục không gọn gàng, lôi thôi, dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa →ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ
- Cảnh thi cử lúc bấy giờ:
+ một kì thi Hương quan trọng của nhà nước mà trường thi láo nháo, lộn xộn, ô hợp
+ cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho
Câu 3 (trang 34 sgk Văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh:
+ Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể.
+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.
→Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi
- Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm
→Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. Tác giả đã đem những hình ảnh đối lập để tạo nên tiếng cười cho người đọc, nhưng trong đó là hình ảnh ẩn dụ diễn tả nỗi xót xa về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.
Câu 4 (trang 34 sgk Văn 11 Tập 1):
- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:
+ Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước
+ Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.
- Lời nhắn nhủ của tác giả là lời gợi nhắc nỗi nhục mất nước cho các tử sĩ và cho cả chính mình