X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Thương vợ (Trần Tế Xương) ngắn nhất


Soạn bài Thương vợ (Trần Tế Xương)

Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ

- Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 30 sgk Văn 11 Tập 1):

Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú được gợi lên qua không gian, thời gian của cuộc mưu sinh buôn bán ngược xuôi:

+ thời gian: là quanh năm, là khi quãng vắng

    • quanh năm là không ngừng không nghỉ

    • ba từ khi quãng vắng đã gói trọn khôn gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm

+ không gian: là mom sông, bãi chợ buổi đò đông

    • mom sông là dẻo đất nhô ra ba bề là nước, chênh vênh, cheo leo vô cùng nguy hiểm

    • buổi đò đông gợi cảnh chợ bon chen đông đúc cũng nguy hiểm trùng trùng khác nào khi quãng vắng

→ Nguy hiểm là thế vất vả là vậy bà Tú vẫn lăn xả nơi đó nuôi đủ năm con với một chồng

- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú còn được gợi lên qua hình ảnh Lặn lội thân cò khi quãng vắng:

    + nghệ thuật đảo ngữ cùng các từ láy đã khắc họa rõ ràng chân thực dáng vẻ và công việc nhọc nhằn của bà Tú

    + sáng tạo hình ảnh thân cò từ ca dao khiến tình thương vợ của nhà thơ thấm thía hơn

Câu 2 (trang 30 sgk Văn 11 Tập 1):

Đức tính cao đẹp của bà Tú

- Bà Tú là một người đảm đang tháo vát chu đáo với chồng con

- Bà Tú là người giàu đức hi sinh:

        Một duyên hai nợ âu đành phận

        Năm nắng mười mưa dám quản công

→ Hình ảnh bà Tú mang vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt truyền thống

Câu 3 (trang 30 sgk Văn 11 Tập 1):

- Lời chửi trong hai câu thơ cuối là của tác giả, ông cất tiếng chửi thói đời bạc bẽo nhưng vận nhận lấy trách nhiệm hững hờ của mình

- Ý nghĩa:

    + ở thời đại mà tư tưởng phong kiến vẫn đeo bám nặng nề một người đàn ông tự nhận là kẻ ăn bám vợ con quả là một nhân cách cao đẹp, một tư tưởng tiến bộ

    +câu thơ kết bài là tiếng chửi thói đời bạc bẽo đanh thép của Tú Xương, ông đang lên tiếng thay cho những số phận hoàn cảnh như mình và vợ mình

Câu 3 (trang 30 sgk Văn 11 Tập 1):

- Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện qua:

    + sự thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn của vợ, thương vợ

    + không chỉ thương mà còn biết ơn vợ

    + tiếng chửi: tác giả một mặt tự trách mình, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ

- Vẻ đẹp nhân các Trần Tế Xương: không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình

Luyện tập

Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ:

- Về hình ảnh: vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơntác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.

- Về từ ngữ:

    + Sử dụng sáng tạo các thành ngữ: một nắng hai sương, năm nắng mười mưa

    + Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo

→nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 11 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.