Soạn bài Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) ngắn nhất
Soạn bài Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Xem thêm Tóm tắt: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng
- Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
- Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 177 sgk Văn 11 Tập 1):
- Bố cục
- Cách dựng truyện độc đáo thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra
+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân
+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh
+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân
+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch
→ qua đó tác giả khắc họa chân thực cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó
Câu 2 (trang 177 sgk Văn 11 Tập 1):
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách để được ở nhà thậm chí trốn tránh
- Mâu thuẫn trào phúng riên từng cảnh:
+ Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.
• Cảnh anh Mịch xin xỏ ông lí được miễn đi xem đá bóng để đi làm trừ nợ nhưng không được chấp nhận.
• Anh Mịch không chỉ lạy lục van xin, mà lời lẽ của anh tha thiết đến năn nỉ ông lí xin không đi xem bóng đá. Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí: “kệ mày”, …
+ Cảnh bà cụ Phó bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay
+ Cảnh tróc nã người đi xem đá bóng.
• Người thì chạy chọt, người thì đi xin, người thì chạy trốn…Thằng Cò phải ôm con nằm trong đống rơm, nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra
• Cảnh lí trưởng canh đoàn người đi xem bóng đá như canh tù nhân thật bi hài.
Câu 3 (trang 177 sgk Văn 11 Tập 1):
- Tác giả làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến.
- Lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước