Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) ngắn nhất
Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
Xem thêm Tóm tắt: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
Bố cục
- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên
- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét
- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 48 sgk Văn 11 Tập 1):
- Lẽ ghét của ông Quán
+ Đối tượng bị ghét: là các hôn quân bạo chúa (Kiệt, Trụ), các triều đại hỗn loạn gây đau thương, tang tóc cho dân chúng (U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý,...)
+ Nguyên nhân:
• ông Quán ghét tất cả những gì đi ngược lại quyền lợi của dân chúng
• lẽ ghét ấy xuất phát từ lẽ thương: thương nước, thương dân sâu sắc
- Lẽ thương của ông Quán
+ Đối tượng được thương: là các bậc thánh hiền, những người tài giỏi nhân đức, những bậc quân tử chí lớn mà lận đận, công không thành danh không toại, những người có khí phách cương trực không chịu vào luồn ra cúi để có được danh lợi,...
+ Ta thấy ở đây giữa các nhân vật và tác giả đã gặp gỡ nhau ở khí phách cương trực, tấm lòng yêu nước thương dân
Câu 2 (trang 48 sgk Văn 11 Tập 1):
- Bài thơ đã sử dụng phép điệp từ ghét, thương → biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả: thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.
- Biệp pháp đối: Ghét ghét >< thương thương; Hay ghét >< hay thương;
Thương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương
→ Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung
Câu 3 (trang 48 sgk Văn 11 Tập 1):
- Ý nghĩa của câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: thể hiện sự biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả.
- Đó là một mối quan hệ khăng khít: càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.
- Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt, hết sức chân thành, sâu sắc mà mộc mạc, bình dị.
Luyện tập
Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bổ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” . Câu thơ đã thể hiện sự trong sáng phân minh trong tâm hồn tác giả. Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc là cái rễ sinh ra sự ghét. Ghét và thương, hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau trong mối quan hệ khăng khít. Đó là càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời. Vì chưng hay ghét cũng là hay thương, tình cảm đó rõ ràng dứt khoát, nồng nàn mãnh liệt mà hét sức chân thành sâu sắc giản dị mộc mạc.