Câu hỏi bài Câu cá mùa thu chọn lọc - Ngữ văn lớp 11
Câu hỏi bài Câu cá mùa thu chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Câu cá mùa thu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào?
Trả lời:
Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?
Trả lời:
Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
Câu hỏi: Bài thơ “Câu cá mùa thu” còn có tên là gì?
Trả lời:
Bài thơ còn có tên là “Thu điếu”- một trong 3 bài thuộc chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
Câu hỏi: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
Trả lời:
Điểm nhìn từ gần thấp đến cao xa rồi lại trở về gần thấp.
Từ điểm nhìn đó nhà thơ có thể quan sát không gian, cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.
Trả lời:
Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
Không gian đó phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.
Trả lời:
Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.
Trả lời:
Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín- tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.
Câu hỏi: Nghệ thuật của “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng biểu hiện thần thái của sự vật
- Cách gieo vần độc đáo
- Hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm