Trong phần 1 của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
Trong phần 1 của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Về luân lí xã hội ở nước ta này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.
Câu hỏi: Trong phần 1 của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
Trả lời:
Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã lựa chọn cách vào đề một cách trực tiếp, không vòng vo: khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội.
Ông đã đưa ra các lập luận:
● Phủ định một tiếng bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội được.
● Đưa ra tư tưởng của Khổng - Mạnh "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa bản chất của nó, thậm chí có kẻ còn xuyên tạc nguyên lí ấy.
Việc vào đề một cách trực tiếp để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội. Đồng thời cho ta thấy một sự kiên quyết, đanh thép đầy mạnh mẽ trong giọng điệu của tác giả.