Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới có lời giải chi tiết giúp học sinh 11 biết cách làm bài tập & ôn luyện trắc nghiệm môn Lịch sử.
Câu hỏi trắc nghiệm Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới (có đáp án)
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh lí do khiến một số nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”
B. Nhật Bản dã đánh thắng đế quốc Nga (1905)
C. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á
Câu 2:
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Duy tân để phát triển đất nước
C. Bạo lực để giành độc lập dân tộc
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Câu 3:
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
B. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa
C. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập
D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa
Câu 4:
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
A. Duy tân
B. Đông du
C. bạo động chống Pháp
D. “Chấn hưng nội hóa”
Câu 5:
Phong trào Đông du (1908) tan rã vì
A. phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn
B. đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước
C. Phan Bội Châu thấy việc du học ở Nhật Bản không đem lại nhiều tác dụng nên đưa học sinh về nước
D. chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
Câu 6:
Sau thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã đến đâu để tiếp tục hoạt động?
A. Trung Quốc
B. Triều Tiên
C. Việt Nam
D. Thái Lan
Câu 7:
Nguyên nhân nào khiến Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc vào năm 1911?
A. Trung Quốc gắn với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động
B. Ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc cải cách ở Trung Quốc
C. Cách mạng Tân Hợi (1911) giành thắng lợi
D. Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp
Câu 8:
Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
A. Đánh đổ phong kiến, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
B. Đánh đổ phong kiến, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
Câu 9:
Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước
B. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô
C. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu
D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước
Câu 10:
Kết quả hoạt động buổi đầu của Việt Nam Quang phục hội là
A. tuyên truyền vận động được quần chúng nhân dân ở trong nước
B. mở được nhiều lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu
C. khuấy động được dư luận trong và ngoài nước
D. kích động được tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 11:
Cuối năm 1913, cách mạng Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn là do
A. thực dân Pháp tăng cường khủng bố trước những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, Phan Bội Châu bị bắt
B. thực dân Pháp cấu kết với giới quân phiệt Trung Quốc trục xuất những thành viên của Việt Nam Quang phục hội
C. hoạt động của Việt Nam Quang phục hội không đạt hiệu quả
D. Việt Nam Quang phục hội không có đường lối, mục tiêu rõ ràng
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây thể hiện đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?
A. Tiến hành bạo động cách mạng, dựa vào Nhật để đánh Pháp, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
B. Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
C. Tiến hành bạo động cách mạng, dựa vào Nhật để đánh đổ phong kiến, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
D. Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Nhật để đánh đổ phong kiến, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
Câu 13:
Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành cải cách là do
A. sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới
B. sự thất bại của phong trào Đông Du
C. xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại
D. tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam
Câu 14:
Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào?
A. Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán
B. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh
C. Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại
D. Mở rộng buôn bán trong nước và xuất khẩu
Câu 15:
Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động nào?
A. Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân
B. Vận dụng phương pháp sản xuất mới
C. Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
D. Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu,…
Câu 16:
Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân đã chú trọng
A. thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật
B. tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học
C. mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới
D. sử dụng chữ Nôm, không dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ
Câu 17:
Một hoạt động độc đáo trong lĩnh vực đời sống của cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh là
A. tiến hành cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống
B. tiến hành cải cách về văn hóa, đưa tư tưởng
C. xây dựng nền văn hóa truyền thống dân tộc
D. khôi phục những tinh hoa văn hóa đã bị mai một
Câu 18:
Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh khi đi vào quần chúng đã dẫn đến sự bùng nổ của
A. phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
B. phong trào đấu tranh vũ trang của quần chúng nhân dân
C. phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
D. phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Câu 19:
Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là
A. vận động cải cách văn hóa - giáo dục, đưa đất nước thoát khỏi hủ tục phong kiến lạc hậu
B. cải cách kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và phát triển theo hướng tư bản
C. cải cách văn hóa - xã hội, đưa xã hội phát triển toàn diện theo hướng dân chủ tư sản phương Tây
D. cải cách văn hóa – xã hội gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm
Câu 20:
Nội dung nào sau đây thể hiện chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh?
A. Tiến hành bạo động để đánh đuổi giặc Pháp, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
B. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến
C. Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Nhật để đánh đổ chế độ phong kiến, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
D. Cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đế đánh đổ chế độ phong kiến, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
Câu 21:
Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam chú ý đến việc gì?
A. Mở rộng buôn bán ở trong và ngoài nước
B. Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa
C. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh
D. Khuyến khích nhân dân sản xuất kinh doanh và dịch vụ
Câu 22:
Trong lĩnh vực nông nghiệp,Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ chủ trương
A. áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất, sử dụng đại trà các giống cây trồng mới
B. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, trại nuôi,...
C. vận động nông dân thành lập các hợp tác xã trong sản xuất và làm ăn tập thể
D. phát triển nghề làm vườn, thành lập "nông hội" chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu
Câu 23:
Trong lĩnh vực giáo dục, cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đã quan tâm đến việc gì?
A. Đưa Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học vào chương trình giảng dạy
B. Mở trường dạy học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới
C. Thay đổi nội dung học tập, chú trọng đến các môn thuộc lĩnh vực khoa học - kĩ thuật
D. Thành lập nhiều trường học dạy theo phương pháp mới ở Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
Câu 24:
Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của
A. hội Duy tân
B. phong trào Đông du
C. cuộc vận động Duy tân
D. Đông Kinh nghĩa thục
Câu 1:
Người chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi giặc Pháp để giành độc lập là
A. Phan Châu Trinh
B. Phan Bội Châu
C. Huỳnh Thúc Kháng
D. Lương Văn Can
Câu 2:
Người tổ chức phong trào Đông du là
A. Phan Châu Trinh
B. Lương Văn Can
C. Phan Bội Châu
D. Nguyễn Quyền
Câu 3:
Tháng 5 - 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân tại
A. Quảng Trị
B. Quảng Nam
C. Nghệ An
D. Hà Tĩnh
Câu 4:
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng cách nào?
A. Mở cuộc vận động duy tân đất nước
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang
D. Dùng bạo lực để giành độc lập
Câu 5:
Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân nhằm
A. đánh đổ ngôi vua, đưa đất nước phát triển con đường tư bản chủ nghĩa
B. đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ phong kiến, thành lập chính thể cộng hòa
C. mở cuộc vận động Duy tân làm cho đất nước phát triển cường thịnh để giành độc lập
D. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam
Câu 6:
Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, nhân vật nào đã cùng các đồng chí của mình thành lập Hội Duy tân?
A. Phan Châu Trinh
B. Lương Văn Can
C. Phan Bội Châu
D. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 7:
Để chuẩn bị đánh đuổi giặc Pháp, Hội Duy tân tổ chức phong trào
A. Duy tân
B. Đông du
C. Đông Kinh nghĩa thục
D. Chấn hưng nội hóa
Câu 8:
Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du để đưa thanh niên sang học tập tại
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Liên Xô
D. Ô-xtrây-li-a
Câu 9:
Tháng 8 - 1908, phong trào Đông du thất bại vì
A. đã hết thời gian học tập ở Nhật Bản, học sinh buộc phải trở về nước
B. phụ huynh học sinh yêu cầu phải đưa con em của họ trở về nước
C. Phan Bội Châu nhận thấy việc làm này không còn tác dụng
D. Chính phủ Nhật Bản trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
Câu 10:
Tháng 5 - 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập
A. Việt Nam Quang phục Hội
B. Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội
C. Hội Duy tân
D. Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội
Câu 11:
Tháng 5 - 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể
A. dân chủ tư sản ở Việt Nam
B. cộng hòa ở Việt Nam
C. quân chủ chuyên chế ở Việt Nam
D. quân chủ lập hiến ở Việt Nam
Câu 12:
Sau khi phong trào Đông du tan rã, Phan Bội Châu về nước nào để tiếp tục hoạt động?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Miến Điện
D. Triều Tiên
Câu 13:
Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu cùng một số thành viên cùng chí hướng tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội tại
A. Vân Nam (Trung Quốc)
B. Quảng Tây (Trung Quốc)
C. Quảng Châu (Trung Quốc)
D. Sơn Đông (Trung Quốc)
Câu 14:
Tháng 6 - 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số người mới từ trong nước sang, thành lập
A. Hội Duy tân
B. Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội
C. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
D. Việt Nam Quang phục hội
Câu 15:
Tổ chức nào dưới đây khẳng định tôn chỉ duy nhất là: "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam"?
A. Việt Nam Quang phục hội
B. Hội Duy tân
C. Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội
D. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
Câu 16:
Năm 1911, Phan Bội Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc vì
A. Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp
B. Trung Quốc giáp biên giới với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động
C. ảnh hưởng tư tưởng các cuộc cải cách kinh tế-xã hội ở Trung Quốc
D. cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc giành thắng lợi
Câu 17:
Tháng 6 - 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
A. Đào tạo đội ngũ cán bộ, thanh niên yêu nước, sau đó đưa về nước hoạt động
B. Đánh đuối giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam
C. Tập hợp các lực lượng chống Pháp của người Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc
D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
Câu 18:
Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Việt Nam Quang phục hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền
A. Đờ Cuốc-xi
B. Ri-vi-e
C. An-be Xa-rô
D. Gác-ni-ê
Câu 19:
Ngày 24 - 12 - 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù
A. Chiết Giang
B. Phúc Kiến
C. Quảng Đông
D. Quảng Tây
Câu 20:
Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Việt Nam Quang phục hội đã
A. mở các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc)
B. tiến hành bạo động giành chính quyền ở Bắc Kì và Trung Kì
C. tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ của Hội ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước
D. cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An-be Xa-rô
Câu 21:
Một số kết quả đã đạt được trong buổi đầu hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là
A. khơi dậy được tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B. khuấy động được dư luận trong và ngoài nước
C. mở được nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc)
D. tuyên truyền sâu rộng tư tưởng của Hội trong quần chúng nhân dân
Câu 22:
Tháng 6 - 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ai đã tập hợp những người cùng chí hướng ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang, thành lập Việt Nam Quang phục hội?
A. Phan Châu Trinh
B. Phan Bội Châu
C. Lương Văn Can
D. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 24:
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở
A. Bắc Kì
B. Trung Kì
C. Nam Kì
D. Hà Nội
Câu 25:
Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách nào?
A. Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền
B. Dùng bạo lực để giành độc lập
C. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị
D. Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền