Phương pháp giải bài tập về Mắt lớp 9 cực hay
Phương pháp giải bài tập về Mắt lớp 9 cực hay
Với Phương pháp giải bài tập về Mắt lớp 9 cực hay Vật Lí lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 9.
Phương pháp giải:
Học sinh cần nắm được kiến thức về cấu tạo mắt người, các tật của mắt và cách khắc phục.
1. Cấu tạo mắt người
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là : thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).
- Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh nhưng có tiêu cự thay đổi được, còn màng lưới như phim nhưng khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh không thay đổi được.
2. Các tật của mắt
*Mắt cận thị:
- Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
Kính cận là kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.
* Mắt lão:
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.
- Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở bộ phân nào của mắt?
A. Thể thủy tinh
B. Võng mạc
C. Con ngươi
D. Lòng đen
Đáp án: B
Để nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó (qua thủy tinh thế) phải nằm trên võng mạc của mắt.
Ví dụ 2. Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
A. gương cầu lồi
B. gương cầu lõm
C. thấu kính hội tụ
D. thấu kính phân kỳ
Đáp án: C
Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính hội tụ, có tiêu cự thay đổi được.
Ví dụ 3. Một cây nến được đặt trong khoảng nhìn thấy của An. Khi An nhìn cây nến đó thì ảnh cây trên màng lưới của mắt có đặc điểm gì?
A. gương cầu lồi
B. gương cầu lõm
C. thấu kính hội tụ
D. thấu kính phân kỳ
Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật. Do thể thủy tinh của mắt đóng vai trò như một thấu kính hội tụ và ảnh của vật nằm phía sau thể thủy tinh (nằm trên màng lưới). Nên ảnh của vật qua thể thủy tinh là ảnh ảo nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
Bài tập trắc nghiệm tự luyện
Câu 1. Biểu hiện của mắt lão là
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Đáp án: B
Mắt lão có điểm cực cận xa hơn so với mắt người bình thường, nên mắt lão chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 2. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách
A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
B. Thay đổi đường kính của con ngươi
C. Thay đổi tiêu cự thể thủy tinh của mắt.
D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Đáp án: C
Mắt người có thể điều chỉnh được độ cong của thể thủy tinh, từ đó thay đổi được tiêu cự của thể thủy tinh. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới không điều chỉnh được.
Câu 3. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào đúng?
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Đáp án: D
Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không phải điều tiết. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà nhìn rõ được, khi đó mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Câu 4. Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
A. thấu kính hội tụ
B. thấu kính phân kì
C. gương cầu lồi
D. gương cầu lõm
Đáp án: A
Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như thấu kính hội tụ.
Câu 5. Kính cận chữa được tật cận thị vì
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Đáp án: B
Kính cận là thấu kính phân kì. Khi sử dụng kính cận thì kính cận tạo ra ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn thấy của người.
Câu 6. Để nhìn rõ một vật mà không dùng kính thì khoảng cách từ vật đó đến mắt phải thỏa mãn điều kiện gì?
Lớn hơn cực cận và nhỏ hơn cực viễn
Để nhìn rõ một vật thì vật ấy phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Khoảng nhìn rõ của mắt là từ điểm cực cận đến cực viễn, vì vật vật phải được đặt trong khoảng từ cực cận đến cực viễn của mắt.
Câu 7. Lan chỉ có thể nhìn được những vật ở cách xa mắt từ 1 mét trở xuống. Mắt của Lan bị tật gì?
Mắt của Lan bị cận thị.
Vì khoảng cực viễn của Lan là 1 mét, nhỏ hơn rất nhiều so với mắt người bình thường. Vì vậy Lan bị tật cận thị
Câu 8. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 90cm trở lên. Mắt này có tật gì và phải đeo kính như thế nào?
Mắt người này bị tật mắt lão, để khắc phục người này phải đeo kính lão (thấu kính hội tụ)
Vì mắt của người này chỉ nhìn rõ những vật cách xa mắt từ 90cm trở lên, nên điểm cực cận của người này là 90cm. Điểm cực cận lớn hơn điểm cực cận của người bình thường nên mắt người này bị tật mắt lão.
Để khắc phục thì người này phải đeo kính lão là thấu kính hội tụ có tiêu cự là 90cm.
Câu 9. Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng tối đa là 120 cm. Mắt người ấy mắc tật gì? Để nhìn được những vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì đó người ấy phải dùng kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu?
Mắt người đó bị tật cận thị. Do điểm cực viễn của người ấy nhỏ hơn của người bình thường rất nhiều, nên mắt người ấy bị cận thị.
Để nhìn được những vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết thì đó người ấy phải dùng kính cận là thấu kính phân kì, có tiêu cự là 120cm.
Câu 10. Một người già phải đeo kính thuộc loại thấu kính hội tụ có tiêu cự 110 cm mới nhìn rõ được những vật cách mắt 30 cm. Mắt người ấy bị tật gì? Khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Mắt người này bị lão thị.
Khi đeo kính lão là thấu kính hội tụ có tiêu cự 110cm thì người này nhìn được những vật cách mắt 30cm => vật cách thấu kính hội tụ 30cm cho ảnh nằm đúng ở cực cận của mắt người.
Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh ảo
trong đó f là tiêu cự thấu kính, d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
=> d' = 41,25 (cm)
Vậy cực cận của người ấy là 41,25cm, hay khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt 41,25cm