Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay
Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay
Với Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay Vật Lí lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 9.
Phương pháp giải:
Viết sơ đồ mạch điện: Ví dụ: (R1 nt R2) // [(R3 // R4) nt R5]
Áp dụng các công thức tính điện trở tương đương của các đoạn thành phần theo thứ tự trong ngoặc đơn trước ‘()’, sau đó là ngoặc vuông “[]”, tiếp theo là ngoặc nhọn “{}” và cuối cùng tính điện trở tương đương cả mạch.
Đối với đoạn mạch thành phần nối tiếp: Rtd = R1 + R2 + R3 + ….
Đối với đoạn mạch song song:
Bài tập ví dụ minh họa
Bài 1: Cho mạch điện có R1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω có sơ đồ như hình vẽ
Hãy tính điện trở tương đương.
Đáp án: Rtd = 8,4 Ω.
Hướng dẫn giải:
Viết sơ đồ mạch điện: R3 nt (R1 // R2)
Với bài toán mắc hỗn hợp này, ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.
Ta có:
Rtb = R3 + R12 = 6 + 2,4 = 8,4 Ω
Bài 2: Cho mạch điện như sơ đồ, biết R1 = 2Ω; R2 = 4Ω, R3 = 6 Ω. Hãy tính điện trở tương đương:
Đáp án: Rtd = 3 Ω.
Hướng dẫn giải:
Viết sơ đồ mạch điện: R3 // (R1 nt R2)
Ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.
Ta có: R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6 Ω
Bài 3: Tính điện trở tương đương của những đoạn mạch điện sau đây, biết rằng các điện trở đều bằng nhau và bằng 12 Ω.
Đáp án: Rtd = 20Ω
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ mạch điện: R1 nt [(R2 nt R3)// R4];
Ta có R23 = R2 + R3 = 12 + 12 = 24 (Ω).
Rtd = R1 + R234 = 12 + 8 = 20 (Ω).
Bài tập trắc nghiệm tự luyện
Bài 1: Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.
A. 3R/4 B. 4R/7
C. 2R/3 D. 3R/2
Đáp án: C
Sơ đồ mạch: (R nt R) // R
Điện trở tương đương
Bài 2: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.
A. 3R/4 B. 4R/7
C. 2R/3 D. 3R/2
Đáp án: D
Sơ đồ mạch: (R // R) nt R
Điện trở tương đương
Bài 3: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ω.
Tóm tắt:
Sơ đồ mạch R1 // (R2 nt R3).
R1 = R2 = R3 = 10 Ω
Điện trở tương đương R23 = R2 + R3 = 10 + 10 = 20 (Ω)
Điện trở tương đương của toàn mạch là:
Đáp án: Rtd = 20/3 Ω
Bài 4: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 12 Ω.
Tóm tắt:
Các điện trở bằng nhau = 12 Ω.
Sơ đồ mạch: R1 // R2 // [R3 nt (R5 // R6) nt R4]
Sơ đồ mạch: R1 // R2 // [R3 nt (R5 // R6) nt R4]
Điện trở tương đương R56 là:
Điện trở tương đương 3, 4, 5, 6 là: R3456 = R3 + R56 + R4 = 12 + 6 + 12 = 30Ω
Điện trở tương đương của mạch được xác định
⇒ Rtd = 5 Ω
Đáp án: Rtd = 5 Ω.
Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ, biết R1 = R2 = R3 = 2Ω; R4 = R5 = 4Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Tóm tắt:
R1 = R2 = R3 = 2Ω; R4 = R5 = 4Ω.
Sơ đồ mạch điện: (R1 // R2) nt [(R3 nt R4) // R5].
Sơ đồ mạch điện: (R1 // R2) nt [(R3 nt R4) // R5].
Điện trở tương đương R12 là:
Điện trở tương đương R34 là: R34 = R3 + R4 = 2 + 4 = 6 (Ω)
Điện trở tương đương R345 là:
Điện trở tương đương toàn mạch là:
Rtd = R12 + R345 = 1 + 2,4 = 3,4 (Ω).
Đáp án: Rtd = 3,4 (Ω)
Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Tóm tắt:
R1 = R2 = 4Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Sơ đồ mạch điện: R1 nt [(R2 nt R3) // R5] nt R4
Điện trở tương đương R23 = R2 + R3 = 4 + 6 = 10 (Ω).
Điện trở tương đương R235 là:
Điện trở tương đương toàn mạch AB là
Rtd = R1 + R235 + R4 = 4 + 5 + 3 = 12 (Ω).
Đáp án: Rtd = 12 Ω
Bài 7: Tính điện trở tương đương của mạch điện sau, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = R4 = 6 Ω.
Tóm tắt:
Tính điện trở tương đương của mạch điện, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = R4 = 6 Ω.
Sơ đồ mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)
R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6 (Ω)
R34 = R3 + R4 = 6 + 6 = 12 (Ω)
Điện trở tương đương của đoạn mạch là
Đáp án: Rtd = 4 Ω.
Bài 8: Có 3 điện trở cùng có giá trị R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc mạch cho chúng ta các điện trở tương đương khác nhau? Hãy tính các điện trở tương đương đó.
Tóm tắt:
Có 3 điện trở cùng có giá trị R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc mạch cho chúng ta các điện trở tương đương khác nhau? Hãy tính các điện trở tương đương đó.
Có 3 điện trở có thể có các cách mắc sau:
Cách 1: Mắc nối tiếp 3 điện trở
Điện trở tương đương là Rtd = R + R + R = 3R.
Cách 2: Mắc song song 3 điện trở
Điện trở tương đương là: Rtd = R/3
Cách 3: Mắc 2 điện trở song song, nối tiếp với điện trở còn lại
Điện trở tương đương là:
Cách 4: Hai điện trở mắc nối tiếp, và mắc song song với điện trở còn lại
Điện trở tương đương là
Bài 9: Có các điện trở cùng R = 5 Ω. Hãy mắc chúng để được các điện trở tương đương có giá trị 3 Ω với ít điện trở nhất.
Tóm tắt:
Có các điện trở cùng R = 5 Ω. Hãy mắc chúng để được các điện trở tương đương có giá trị là 3 Ω với ít điện trở nhất.
Vì Rtđ nhỏ hơn điện trở thành phần nên các điện trở R mắc theo kiểu song song
Gọi R1 là điện trở của nhánh mắc song song R
⇒ R.R1 = 3(R + R1) ⇔ 5R1 = 15 + 3R1 ⇒ R1 = 7,5
Vì R1 > R nên nhánh R1 gồm R nối tiếp R2
R1 = R + R2 ⇒ R2 = 2,5 .Vậy mạch điện được mắc như sau (hình 2)
Bài 10: Cho sơ đồ mạch điện sau, các điện trở đều có cùng giá trị R = 15Ω. Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Tóm tắt:
Các điện trở đều có giá trị 15 Ω.
Viết sơ đồ mạch: [R1 nt (R2 // R3)] // R4 // R5
Ta có
R123 = R23 + R1 = 7,5 + 15 = 22,5 Ω.
Điện trở tương đương của mạch là:
⇒ Rtd = 5,625 Ω.
Đáp án: Rtd = 5,625 Ω.