Phương pháp Tính điện trở của mạch nối tiếp cực hay
Phương pháp Tính điện trở của mạch nối tiếp cực hay
Với Phương pháp Tính điện trở của mạch nối tiếp cực hay Vật Lí lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 9.
Phương pháp giải: Áp dụng công thức Rtd = R1 + R2 + R3 + ….
Bài tập ví dụ minh họa
Bài 1: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết mỗi điện trở thành phần có độ lớn 10Ω.
Đáp án: 20 Ω
Hướng dẫn giải:
Đây là sơ đồ hai điện trở mắc nối tiếp
Áp dụng công thức tính điện trở tương đương
Rtđ = R1 + R2 = 10 + 10 = 20 (Ω)
Bài 2: Đoạn mạch có 3 điện trở R1 = 2Ω; R2 = 4Ω; R3 = 7Ω mắc nối tiếp. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Đáp án: 13 Ω
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ mạch điện:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là :
Rtd = R1 + R2 + R3 = 2 + 4 + 7 = 13 (Ω).
Bài 3: Cho n điện trở giống nhau có giá trị r (Ω) mắc nối tiếp. Hãy xác định điện trở tương đương của đoạn mạch.
Đáp án: n.r (Ω)
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là
Bài tập trắc nghiệm tự luyện
Bài 1: Trong đoạn mạch nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là hiệu điện thế, I là cường độ dòng điện, công thức nào sau đây là sai?
A. R = R1 + R2 + … + Rn
B. I = I1 = I2 = … = In
C. R = R1 = R2 = … = Rn
D. U = U1 + U2 + … + Un
Đáp án: C
Bài 2: Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 8 Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương có giá trị
A. 45 Ω B. 18 Ω
C. 14 Ω D. 2 Ω
Đáp án: C
Bài 3: Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp là:
A. Chỉ có chung một đầu
B. Tháo bỏ một điện trở thì mạch hở
C. Cường độ dòng diện qua mỗi điện trở bằng nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Bài 4: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 100 Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn gấp 3 lần điện trở kia. Giá trị mỗi điện trở là:
A. 20 Ω, 60 Ω B. 20 Ω, 90 Ω
C. 40 Ω, 60 Ω D. 25 Ω, 75 Ω
Đáp án: D
Bài 5: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 60 Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn điện trở kia 10 Ω. Giá trị mỗi điện trở là:
A. 40 Ω, 20 Ω B. 50 Ω, 40 Ω
C. 25 Ω, 35 Ω D. 20 Ω, 30 Ω
Đáp án: C
Bài 6: Cho hai điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 1 Ω mắc nối tiếp với nhau. Tính điện trở tương đương R12.
A. 6 Ω B. 21 Ω
C. 3 Ω D. 4 Ω
Đáp án: A
Bài 7: Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp:
A. IAB = I1 = I2 = … In
B. IAB = I1 + I2 + … + In
C. IAB = 2I1 = I2 = … In
D. ý kiến khác
Đáp án: A
Bài 8: Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 10 Ω, R3 = 12 Ω, R4 = 24 Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Tóm tắt:
Đoạn mạch nối tiếp. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 10 Ω, R3 = 12 Ω, R4 = 24 Ω.
Tính Rtd
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtd = R1 + R2 + R3 + R4 = 4 + 10 + 12 + 24 = 50Ω.
Đáp án: 50 Ω
Bài 9: Cho ba điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω. Tính điện trở tương đương của mạch.
Tóm tắt:
Đoạn mạch nối tiếp. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω. Tính Rtd
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtd = R1 + R2 + R3 = 10 + 15 + 35 = 60Ω.
Đáp án: 60 Ω
Bài 10: Cho hai điện trở R1 = 15 Ω, R2 = 10 Ω mắc nối tiếp với nhau.
a) Tính điện trở tương đương R12
b) Mắc thêm R = 30 Ω vào nối tiếp hai điện trở trên. Tính điện trở tương đương của toàn mạch. So sánh điện trở tương đương toàn mạch với mỗi điện trở thành phần.
Tóm tắt:
R1 = 15 Ω, R2 = 10 Ω mắc nối tiếp với nhau. Tìm R12
Mắc nối tiếp thêm R = 30 Ω, tìm Rtd. So sánh Rtd với các đt thành phần.
a) Điện trở R1 nối tiếp điện trở R2 nên R12 = R1 + R2 = 15 + 10 = 25Ω.
b) Mắc thêm R = 30 Ω, nối tiếp, điện trở tương đương lúc này là
Rtd = R12 + R = 25 + 30 = 55 Ω.
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp luôn lớn hơn các điện trở thành phần.