X

Giải vở bài tập Hóa học 9

Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 19: Sắt


Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 19: Sắt

Bài 19: Sắt

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa Học lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa Học lớp 9 Bài 19: Sắt hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa Học 9.

Học theo Sách giáo khoa

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen. Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°c. Sắt dẻo nên dễ rèn.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit sắt hoặc muối

Phương trình hóa học:

Bài 19: Sắt

2. Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối sắt (II) giải phóng H2.

Bài 19: Sắt

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu tạo thành muối sắt (II).

Bài 19: Sắt

Bài tập

Bài 1. (Trang 55 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Lời giải:

Tính chất hóa học của sắt:

Bài 19: Sắt

Bài 2. (Trang 55 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4 , Fe2O3

Lời giải:

Phương trình hóa học điều chế Fe3O4 từ Fe và O2

Bài 19: Sắt

Phương trình hóa học điều chế Fe2O3 từ Fe và Cl2 và NaOH

Bài 19: Sắt

Bài 3. (Trang 56 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Lời giải:

Bột sắt kim loại có lẫn tạp chất là nhôm. Phương pháp làm sạch sắt là hòa tan trong dung dịch NaOH dư, Al sẽ tan và còn lại là Fe nguyên chất

Bài 4. (Trang 56 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?

a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 ;

b) H2SO4 đặc, nguội;

c) Khí Cl2 ;

d) Dung dịch ZnSO4.

Lời giải:

Sắt không tác dụng với: H2SO4 đặc, nguội và dung dịch ZnSO4

Sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 và khí Cl2

Bài 19: Sắt

Bài 5. (Trang 56 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối iượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

Lời giải:

Số mol đồng sunfat = 1.0,01 = 0,01 mol

Phương trình hóa học giữa sắt dư với đồng sunfat:

Bài 19: Sắt

a) Chắt rắn A gồm: Cu và Fe dư

Phương trình hóa học của phản ứng giữa A với dd HCl dư:

Bài 19: Sắt

Chất rắn còn lại sau phản ứng (2) là Cu

Lượng chất rắn còn lại sau phản ứng (2) là 0,01.64 = 0,64 gam

b) Dung dịch B chứa FeSO4

Phương trình hóa học của phản ứng giữa dd B với dd NaOH 1M:

Bài 19: Sắt

Theo phương trình : số mol NaOH phản ứng = 0,02 mol

Thể tích dung dịch NaOH Bài 19: Sắt

Bài tập bổ sung

Bài 1. (Trang 57 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:

Bài 19: Sắt

Lời giải:

Bài 19: Sắt

Bài 2. (Trang 57 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Hãy nêu phương pháp để phân biệt ba kim loại: sắt, nhôm, đồng.

Lời giải:

- Đưa nam châm lại gần hỗn hợp, kim loại bị nam châm hút đó là sắt.

- Đem 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch NaOH dư. Nhôm tan trong NaOH sủi bọt khí H2

Bài 19: Sắt

- Kim loại còn lại là kim loại đồng.

Bài 3. (Trang 57 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Cho các kim loại đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết kim loại nào?

a) Không tan trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng.

b) Tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm.

c) Đẩy được đồng ra khỏi muối đồng.

Lời giải:

a) Cu, Ag;             b) Al;             c) Fe, Al

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Hóa Học lớp 9 hay, ngắn gọn khác: