Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa Học lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa Học lớp 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa Học 9.
Học theo Sách giáo khoa
I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại sản phẩm là muối và giải phóng khí hiđro
Phương trình hóa học: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý:
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)
Phương trình hóa học: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
4. Axit tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là muối và nước
Phương trình hóa học: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU
+ Một số axit mạnh là: HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Một số axit yếu là: H2S, H2CO3,…
Bài tập
Bài 1. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.
Lời giải:
Phương trình hóa học điều chế MgSO4 từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và H2SO4 loãng:
Bài 2. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu.
Lời giải:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.
Phương trình hóa học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b) Tạo dung dịch có màu xanh lam, chất đó là dung dịch muối đồng (II).
Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Tạo dung dịch có màu vàng nâu, chất đó là dung dịch muối sắt (III)
Phương trình hóa học:
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
d) Tạo dung dịch không có màu, chất đó là dung dịch muối nhôm.
Phương trình hóa học: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.
Bài 3. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric;
b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;
c) Nhôm oxit và axit sunfuric;
d) Sắt và axit clohiđric;
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
Lời giải:
Bài 4. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
b) Phương pháp vật lí.
Lời giải:
a) Phương pháp hóa học:
- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl lấy dư cho đến khi khí ngừng thoát ra
- Lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu.
- Tính toán
b) Phương pháp vật lí:
- Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra (Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam châm hút), rồi đem cân.
- Tính toán
Bài tập bổ sung
Bài 1. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Có những axit sau: HNO3, H2CO3, H2SO4, HCl, H2S, H2SO3. Cho biết:
a) Tên gọi của mỗi axit.
b) Axit nào là axit mạnh? Axit yếu?
Lời giải:
Bài 2. (Trang 14 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện to và p) thu được trong mỗi trường hợp sau:
Trường hợp 1:
a) 1 mol Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.
b) 1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.
Trường hợp 2:
a) 2 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.
b) 2 gam Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ.
Lời giải:
So sánh thể tích khí hiđro:
Kết luận: Thể tích khí H2 thu được ở (1) và (2) bằng nhau.
Trường hợp 2:
a) Số ml khí hiđro sinh ra: 2/56
a) Số ml khí hiđro sinh ra: 2/65
Kết luận: Thể tích khí H2 thu được ở (1) > thể tích khí H2 thu được ở (2).