Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm: Phần 2: Hóa hữu cơ
Giải vở bài tập Hóa Học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm: Phần 2: Hóa hữu cơ
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa Học lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa Học lớp 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm: Phần 2: Hóa hữu cơ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa Học 9.
Học theo Sách giáo khoa
I. Kiến thức cần nhớ
1. Công thức cấu tạo của các chất
2. Các phản ứng quan trọng
e) Phản ứng của axit axetic với kim loại, bazo, oxit bazo, muối:
3. Các ứng dụng
a) Ứng dụng các hidrocacbon: là nguồn nhiên liệu trong đời sống và trong công nghiệp
b) Ứng dụng của
Chất béo: trong công nghiệp chất béo dùng để điều chế glixerol và xà phòng
Protein: là thực phẩm quan trọng của con người và động vật
Gluxit: đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất
c) Ứng dụng của polime
- Chất dẻo: được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất
- Tơ: sử dụng cho nhu cầu cơ bản của đời sống và sản xuất
- Cao su: sản xuất các loại lốp, vỏ bọc dây điện…
Bài tập
Bài 1. (Trang 143 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?
a) Metan, etilen, axetilen, bezen.
b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein.
c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.
d) Etyl axetat, chất béo.
Lời giải:
a) Đều là Hiđrocacbon.
b) Đều là dẫn xuất của Hiđrocacbon, đều chứa 3 nguyên tố C, H, O.
c) Đều là hợp chất cao phân tử.
d) Đều là este, đều có phản ứng với NaOH.
Bài 2. (Trang 143 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:
a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.
b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Lời giải:
a) Đều được sử dụng làm nhiên liệu.
b) Đều là hợp chất gluxit.
Bài 3. (Trang 143 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
Tinh bột → Glucozơ → Rượu etylic → Axit axetic → Etyl axetat → Rượu etylic
Lời giải:
Các phương trình hóa học
Bài 4. (Trang 144 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.
d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.
e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Lời giải:
Câu đúng là câu e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Bài 5. (Trang 144 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) CH4, C2H4, CO2
b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic
Lời giải:
a) TN1: Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2
TN2: Cho hai khí còn lại tác dụng với dd brom nhận ra C2H4 làm mất màu dd.
b) TN1: Cho quỳ tím vào 3 chất, nhận ra CH3COOH
Hai chất còn lại cho tác dụng với Na, nhận ra C2H5OH
c) TN1: Cho quỳ tím vào ba dung dịch nhận ra axit axetic
TN2: Cho hai dd còn lại tác dụng với AgNO3 trong NH3 nhận ra glucozo
Chất còn lại là: saccarozo(không có p/ứ tráng bạc)
Bài 6. (Trang 144 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Đốt cháy 4,5g chất hữu cơ A thu được 6,6g khí CO2 và 2,7g H2O. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết khối lượng mol của hợp chất là 60g.
Lời giải:
Gọi công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là CxHyOz
Bài 7. (Trang 144 Vở Bài Tập Hóa học 9 ) Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.
Lời giải:
Chất hữu cơ đó là: protein nên khi đốt cháy ngoài CO2, H2O còn sinh ra N2.