Lý thuyết Hóa học 9 Bài 18: Nhôm hay, chi tiết
Lý thuyết Hóa học 9 Bài 18: Nhôm hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 18: Nhôm hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 9.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), mềm, nóng chảy ở 660°c.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại
a) Phản ứng với oxi và một số phi kim
Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối.
Ví dụ:
Chú ý: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
b) Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.
Ví dụ:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội,
c) Phản ứng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.
Ví dụ:
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
Ví dụ:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
III. ỨNG DỤNG
Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng....
Đuyra (hợp kim của nhôm) nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ…
IV. SẢN XUẤT NHÔM
Nguyên liệu: quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3.
Phương trình hóa học: