Lý thuyết Hóa học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ hay, chi tiết
Lý thuyết Hóa học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 9.
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
- Ví dụ với phân tử CH4:
+) Nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H, nguyên tử C có hóa trị IV.
+) Nguyên tử H có hóa trị I nên mỗi nguyên tử H tạo được 1 liên kết với nguyên tử cacbon.
2. Mạch cacbon
- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Có 3 loại mạch cacbon: mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch nhánh và mạch vòng.
-
Ví dụ:
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- Ví dụ cùng công thức phân tử C2H6O có 2 chất:
rượu etylic (chất lỏng)
đimetyl ete (chất khí)
II. CÔNG THỨC CẤU TẠO
- Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo
Ví dụ:
Công thức cấu tạo của etan: viết gọn CH3 – CH3
Công thức cấu tạo của rượu etylic: ; viết gọn CH3 – CH2 – OH
- Như vậy, công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.