Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 3 chi tiết
Tổng hợp lý thuyết Hóa học 9 Chương 3 chi tiết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như lý thuyết môn Hóa học lớp 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, loạt bài này sẽ tổng hợp, tóm tắt, hệ thống kiến thức lý thuyết Hóa học 9 theo từng bài học.
- Lý thuyết Bài 25: Tính chất của phi kim (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 26: Clo (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 27: Cacbon (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 28: Các oxit của cacbon (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay, chi tiết)
Lý thuyết Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào ?
Ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,...; trạng thái lỏng như: Br2; trạng thái khí như: O2, H2, N2, …
Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
II. Phi kim có những tính chất hóa học nào ?
1. Tác dụng với kim loại
- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
Ví dụ:
- Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối
Ví dụ:
2. Tác dụng với hiđro
- Oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước
Phương trình hóa học:
- Các phi kim khác (như C; S; Cl2; Br2…) tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí
Ví dụ:
Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.
3. Tác dụng với oxi
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Ví dụ:
4. Mức độ hoạt động của phi kim
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Các phi kim như flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, trong đó flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
Lý thuyết Hóa học 9 Bài 26: Clo
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Clo là chất khí , màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước.
Tác dụng sinh lí: Clo là một khí độc.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim
a) Tác dụng kim loại → muối clorua
Clo phản ứng với với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua
Ví dụ:
b) Tác dụng hiđro → khí hiđro clorua
Phương trình hóa học:
Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
2. Tính chất hóa học khác của clo
a) Tác dụng với nước
Phương trình hóa học:
Cl2 (k) + H2O (l) ⇄ HCl (dd) + HClO (dd)
Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO có màu vàng lục, mùi hắc.
Khi cho quỳ tím vào nước clo, lúc đầu dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.
Hình 1: Minh họa cho quỳ tím vào nước clo
Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng.
b) Tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, …)
Ví dụ:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Nước Gia - ven là hỗn hợp hai muối natri clorua (NaCl) và natri hipoclorit (NaClO). Dung dịch này có tính tẩy màu tương tự nước clo.
III. ỨNG DỤNG CỦA CLO
- Nước clo dùng khử trùng nước sinh hoạt.
- Tẩy trắng vải sợi, bột giấy....
- Điều chế nước Gia - ven, clorua vôi...
- Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu...
IV. ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO
1. Trong phòng thí nghiệm
Phương pháp: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4,...
Ví dụ:
Thu khí clo bằng cách đẩy không khí.
Hình 2: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm
2. Trong công nghiệp
Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa (có màng ngăn xốp ngăn không cho khí Cl2 thoát ra tác dụng với NaOH tạo thành nước Gia-ven)
Hình 3: Sản xuất clo trong công nghiệp