Lý thuyết Hóa học 9 Bài 44: Rượu etylic hay, chi tiết
Lý thuyết Hóa học 9 Bài 44: Rượu etylic hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 44: Rượu etylic hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 9.
Công thức phân tử rượu etylic: C2H6O
Phân tử khối: 46
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Rượu etylic (hay ancol etylic hoặc etanol) là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3°C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất như iot, benzen…
Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước
Trong đó: Vr là thể tích rượu nguyên chất.
Hình 1: Cách pha rượu 45o
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
Rượu etylic có công thức cấu tạo: hay CH3 – CH2 – OH viết gọn: C2H5OH
Nhận xét: Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử hiđro không liên kết với nguyên tử cacbon mà liên kết với nguyên tử oxi, tạo ra nhóm -OH. Chính nhóm -OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
a) Phản ứng cháy
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
b) Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na,... giải phóng khí H2
Ví dụ:
2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2.
Hình 2: Minh họa thí nghiệm rượu etylic tác dụng với Na.
c) Tác dụng với axit axetic
Rươu etylic tác dụng với axit axetic thu được este.
Phương trình hóa học:
IV) ỨNG DỤNG.
Rượu etylic có nhiều ứng dụng như:
- Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp, các loại đồ uống.
- Làm nhiên liệu cho động cơ; nhiên liệu cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm…
- Làm dung môi pha vecni, nước hoa…
V) ĐIỀU CHẾ
Rượu etylic thường được điều chế theo các cách sau: