Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 11: Phản xạ âm
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 11: Phản xạ âm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 11: Phản xạ âm
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Phản xạ âm
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.
2. Vật phản xạ âm
- Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó.
+ Vật phản xạ âm tốt: vật cứng, phẳng, nhẵn.
Ví dụ: tấm kim loại, mặt đá hoa, tấm kính, …
+ Vật phản xạ âm kém: vật mềm, xốp, gồ ghề.
Ví dụ: tấm xốp, rèm nhung, …
3. Tác hại của tiếng ồn
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
Ví dụ:
+ Tiếng máy khoan bên tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.
+ Tiếng còi, tiếng động cơ của các phương tiện giao thông vào giờ cao điểm.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn, cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác, …
4. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Sắp xếp các vật sau đây thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: “Miếng xốp, tấm gỗ nhẵn, mặt gương, đệm cao su, tấm thép, mặt đá hoa, vải, nhung, dạ, bê tông”
Lời giải
- Vật phản xạ âm tốt: tấm gỗ nhắn, mặt gương, tấm thép, mặt đá hoa, bê tông.
- Vật phản xạ âm kém: vải, nhung, dạ, miếng xốp, đệm cao su.
Bài tập 2: Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?
Lời giải
Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.
- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.