X

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 14: Nam châm


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 14: Nam châm

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Sự định hướng của thanh nam châm

- Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định: dọc theo hướng địa lí nam bắc.

+ Đầu nam châm hướng về phía cực bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N.

+ Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 14: Nam châm

2. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau

a. Nam châm tác dụng lên nam châm

- Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực từ khác tên, đẩy nhau nếu các cực từ cùng tên.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 14: Nam châm

- Lực hút giữa các thanh nam châm được gọi là lực từ.

b. Nam châm tác dụng lên các vật

- Nam châm hút được vật liệu bằng sắt, thép, cobalt, nickel, …. Sắt, cobalt, nickel… được gọi là những vật liệu từ.

- Nam châm hầu như không hút các vật liệu làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

3. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Lời giải:

Chọn C.

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính có thể hút các vật bằng sắt.

Bài tập 2: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau ?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi hai cực Nam để gần nhau.

C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

D. Khi cọ sát hai cực cùng tên vào nhau.

Lời giải:

Chọn C.

Khi để hai cực khác tên gần nhau thì hai thanh nam châm hút nhau.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác: