Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
Hô hấp tế bào chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen,...
1. Nhiệt độ
- Hô hấp tế bào bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzyme phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở các sinh vật là khoảng 30 - 35°C.
2. Độ ẩm và nước
- Nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào.
- Hàm lượng nước trong tế bào liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp: Hàm lượng nước thấp sẽ ức chế sự hô hấp tế bào.
3. Nồng độ khí carbon dioxide
- Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí (khoảng 0,03%) thuận lợi cho hô hấp tế bào.
- Nồng độ khí carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp tế bào do tế bào khó khăn trong việc hấp thu oxygen – nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào.
4. Nồng độ khí oxygen
- Oxygen là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp tế bào.
- Nếu nồng độ oxygen của không khí là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.
II. VẬN DỤNG HÔ HẤP TẾ BÀO TRONG THỰC TIỄN
1. Bảo quản lương thực, thực phẩm
- Cơ sở của các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm: Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản. Vì vậy, người ta thường thực hiện các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm để khống chế sao cho hô hấp luôn mức tối thiểu.
- Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm: Bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
a. Bảo quản lạnh
Cá trứng được bảo quản đông lạnh
- Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.
- Ứng dụng: Bảo quản lạnh thịt, cá, rau, quả,…
b. Bảo quản khô
- Trong điều kiện thiếu nước, hô hấp tế bào giảm nên quả và hạt khô có hô hấp ở mức tối thiểu.
- Ứng dụng: Bảo quản hạt giống thóc, ngô,…
c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
Một số thực phẩm được bảo quản bằng đá khô
- Khi tế bào hô hấp, lượng khí oxygen sẽ giảm, khí carbon dioxide sẽ tăng. Nồng độ carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm.
- Ứng dụng: Bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ carbon dioxide cao.
d. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
Bảo quản thực phẩm bằng hút chân không
- Nồng độ oxygen thấp, quá trình hô hấp tế bào giảm.
- Ứng dụng: Sử dụng hút chân không để loại bỏ không khí giúp bảo quản lương thực, thực phẩm được lâu.
→ Trong số các biện pháp trên, tuỳ theo đối tượng mà chọn biện pháp phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để bảo quản được hiệu quả.
2. Một số vận dụng khác
- Trong sản xuất nông nghiệp, cần có biện pháp luôn giữ cho đất tơi xốp thoáng khí.
Giữ đất tơi xốp
- Khi lao động hoặc chơi thể thao, cần chú ý tính vừa sức, tránh thiếu oxygen gây chuột rút,…
Cần thực hiện các động tác khởi động trước khi tập thể dục, thể thao