Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã kết luận: Đặc điểm của loài thực vật và các yếu tố môi trường như ánh sáng, nồng độ carbon dioxide, nước, nhiệt độ,… đều ảnh hưởng đến quang hợp.
1. Ánh sáng
- Vai trò: Ánh sáng có vai trò cung cấp năng lượng cho quang hợp.
- Ảnh hưởng: Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hay giảm đi.
- Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta phân biệt các loài cây thành 2 nhóm là nhóm cây ưa ánh sáng mạnh và nhóm cây ưa ánh sáng yếu.
+ Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng, phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng như lá cây hoa giấy, cây hoa sứ,…
+ Nhóm cây ưa ánh sáng yếu thường mọc dưới tán cây khác,…; phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm như lá cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh,…
* Thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của cành rong đuôi chó
- Cách thực hiện:
+ Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy sinh khác) cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt vào trong cốc thủy tinh đựng đầy nước.
+ Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh (hình 19.2).
+ Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút.
+ Thay đổi cường độ ánh sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong (đèn càng gần thì ánh sáng càng mạnh và ngược lại).
+ Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí.
- Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng:
Khoảng cách từ đèn đến cành rong (cm) |
Số lượng bọt khí oxygen/ phút |
10 |
39 |
20 |
22 |
30 |
8 |
40 |
5 |
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của cành rong đuôi chó
- Kết luận: Đèn càng gần thì ánh sáng càng mạnh dẫn đến cường độ quang hợp càng tăng biểu hiện là tạo ra càng nhiều bọt khí oxygen và ngược lại.
2. Carbon dioxide
- Vai trò: Carbon dioxide chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp.
- Ảnh hưởng:
+ Cây có thể quang được với nồng độ carbon dioxide bình thường của không khí (khoảng 0,03%).
+ Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng nếu nồng độ carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.
Nồng độ carbon dioxide (%) |
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá/giờ) |
|
Cây đậu xanh |
Cây bí đỏ |
|
0,03 |
25 |
30 |
0,06 |
40 |
52 |
0,1 |
48 |
65 |
0,4 |
28 |
55 |
Ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ
3. Nước
- Vai trò: Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh và là yếu tố tham gia quá trình đóng mở khí khổng để trao đổi khí trong quang hợp.
- Ảnh hưởng:
+ Cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
+ Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. K
+ Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.
- Nhu cầu nước phụ thuộc vào từng loài và từng giai đoạn phát triển khác nhau:
+ Nhu cầu nước của các loài cây là khác nhau: Có cây cần nhiều nước (cây cói, cây ráy,…), có cây cần ít nước (cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ,…).
+ Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau (cây mía cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng, đến khi mía có đốt thì không cần tưới nước nữa)
4. Nhiệt độ
- Vai trò: Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật.
- Ảnh hưởng:
+ Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20 – 30oC.
+ Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.
Nhiệt độ (oC) |
Quang hợp ở cây cà chua |
13 |
Lá có ít hạt diệp lục, cây quang hợp yếu |
21 |
Lá có nhiều hạt diệp lục, cây quang hợp mạnh |
35 |
Lá vàng, úa dần do hạt diệp lục bị phân hủy |
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua
II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH
1. Vai trò của cây xanh
- Cây xanh với khả năng quang hợp có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất:
+ Cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống: Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn, nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều sinh vật khác.
+ Giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí để duy trì sự sống cho các sinh vật khác.
Vai trò của cây xanh
- Ngoài ra, cây xanh còn có nhiều vai trò khác như:
+ Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của không khí nhờ quá trình thoát hơi nước.
+ Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho các sinh vật khác.
+ Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh cho con người.
+ Giữ đất, giữ nguồn nước ngầm,…
2. Hậu quả của việc phá rừng
Con người đang phải đối mặt với nhiều hậu quả do việc chặt phá rừng bừa bãi:
- Mất rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất nơi sinh sống của động vật,…
- Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng lên gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên kéo theo đó là hàng loạt các hậu quả của biến đổi khí hậu, đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người và các sinh vật,…
→ Từ vai trò của cây xanh và hậu quả của việc phá rừng, chúng ta cần phải trồng và bảo vệ cây xanh vì đó cũng chính là biện pháp bảo vệ sự sống của chính chúng ta.