Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 9: Sự truyền âm
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 9: Sự truyền âm
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Sự truyền âm trong không khí
a. Tạo sóng âm
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Ví dụ: dây đàn, mặt trống, âm thoa, ... là nguồn âm.
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
- Sóng âm phát ra từ các vật dao động có thể truyền qua không khí đến tai người nghe.
b. Sự truyền âm trong không khí
- Sự dao động của nguồn âm đã truyền sự nén, giãn không khí, tức là truyền sóng âm từ nguồn âm ra không gian xung quanh.
2. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng
Sóng âm truyền đi trong chất lỏng và chất rắn cũng tương tự như khi nó truyền đi trong chất khí.
3. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hãy lấy một số ví dụ về nguồn âm.
Lời giải
Một số nguồn âm: ti vi, đài, tiếng còi xe, tiếng chó sủa, …
Bài tập 2: Hãy lấy 1 ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn
Lời giải
Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước. Ta nghe thấy tiếng chuông đồng hồ phát ra. Khi đó âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.