X

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Hóa trị

1. Khái niệm về hóa trị

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

- Thông thường, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác.

- Trong hợp chất, hóa trị của H luôn là I, hóa trị của O luôn là II.

Bảng hóa trị của một số nguyên tố

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Hóa trị

Hydrogen

H

I

Lithium

Li

I

Beryllium

Be

II

Boron

B

III

Carbon

C

IV, II

Nitrogen (Nitơ)

N

III, II, IV,...

Oxygen

O

II

Fluorine

F

I

Sodium (Natri)

Na

I

Magnesium

Mg

II

Aluminium (Nhôm)

Al

III

Phosphorus

P

IV

Sulfur(Lưu huỳnh)

S

II, IV, VI,...

Chlorine

Cl

I

Potassium (kali)

K

I

Calcium

Ca

II

Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử

Tên nhóm

Hóa trị

Hydroxide (OH); Nitrate (NO3)

I

Sulfate (SO4), carbonate (CO3)

II

Phosphate (PO4)

III

2. Quy tắc hóa trị

- Quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

Ví dụ 1: Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:

Nguyên tố

H

O

Hóa trị

I

II

Số nguyên tử

2

1

Tích hóa trị và số nguyên tử

I × 1 = II × 1

Ví dụ 2: Trong phân tử silicon oxide (SiO2) hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của Si và O như sau:

Nguyên tố

Si

O

Hóa trị

IV

II

Số nguyên tử

1

2

Tích hóa trị và số nguyên tử

IV × 1 = II × 2

II. Công thức hóa học

1. Công thức hóa học

- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.

- Công thức hóa học gồm hai phần: Chữ và số

+ Phần chữ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố.

+ Phần số được ghi dưới chân kí hiệu hóa học (gọi là chỉ số) là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi).

Ví dụ: Công thức hóa học của nước là H2O

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

- Công thức hóa học của các hợp chất có từ hai kí hiệu hóa học trở lên.

Ví dụ: NaCl, Na2O, H2SO4, CaCO3,...

- Công thức hóa học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học

+ Với phi kim phân tử thường có hai nguyên tử. Ví dụ: N2, H2, Cl2, O2,...

+ Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất. Ví dụ: Na, K, Ba, Fe, C, S, P,...

2. Ý nghĩa của công thức hóa học

a) Công thức hóa học của một chất cho biết một số thông tin

- Nguyên tố tạo ra chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

- Khối lượng phân tử của chất.

Ví dụ:Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6cho biết:

+ Glucose được tạo thành từ ba nguyên tố là C, H, O.

+ Trong một phân tử glucose có 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H, 6 nguyên tử O.

+ Khối lượng phân tử của glucose là:72 + 12 + 96 = 180 amu.

b) Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất theo các bước:

- Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất.

- Tính khối lượng phân tử

- Tính thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:

(Khối lượng nguyên tố : Khối lượng phân tử hợp chất) × 100%

Ví dụ: Tính phần trăm khối lượng của Ca, C, O trong CaCO3

Khối lượng của nguyên tố Ca trong CaCO3 là:

mCa = 1 × 40 amu = 40 amu

Khối lượng của nguyên tố C trong CaCO3 là:

mC = 1 × 12 amu = 12 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong CaCO3 là:

mO = 3 × 16 = 48 amu

→ Khối lượng phân tử CaCO3 là: MCaCO3 = 40 + 12 + 48 = 100 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong CaCO3 là:

%mCa = mCaMCaCO3×100%=40100×100%=40%

Phần trăm về khối lượng của C trong CaCO3 là:

%mC = mCMCaCO3×100% =12100×100% = 12%

Phần trăm về khối lượng của O trong CaCO3 là:

%mO = mOMCaCO3×100%=48100×100%=48%

c) Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất

- Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a

- Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị.

Ví dụ: Xác định hóa trị của Ba trong hợp chất BaO

Gọi hóa trị của Ba trong hợp chất là a

Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức:

a × 1 = II × 1 ⇒ a = II

Vậy trong hợp chất BaO, hóa trị của Ba là II, hóa trị của O là II.

3.Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị hoặc phần trăm khối lượng của các nguyên tố

a) Biết hóa trị của các nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố

Nếu hai nguyên tố A, B có hóa trị tương ứng là a, b thì công thức hóa học của hợp chất tạo thành từ A và B được xác định như sau:

- Đặt công thức hóa học của hợp chất là AxBy

- Áp dụng quy tắc hóa trị, xác định tỉ lệ xy=ba

- Xác định x, y (x, y thường là những số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn tỉ lệ trên)

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi S hóa trị VI và O

Đặt công thức của hợp chất là SxOy

Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × VI = y × II

Ta có tỉ lệ: xy=IIVI=13. Lấy x = 1 và y = 3

Công thức hóa học của hợp chất là SO3

b) Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng của các nguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất.

Khi biết phần trăm khối lượng của hai nguyên tố A, B tạo nên hợp chất và khối lượng phân tử của chất đó. Xác định công thức hóa học theo các bước sau:

- Đặt công thức hóa học của chất là AxBy

- Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất.

- Tìm x, y.

Ví dụ:Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160 amu. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 70%. Hãy xác định công thức hóa học của X.

Trả lời:

Đặt công thức hóa học của X là FexOy

Khối lượng nguyên tố Fe trong một phân tử X là160×70100=112 (amu)

Khối lượng của nguyên tố S trong một phân tử X là160 – 112 = 48 (amu)

Ta có: 56 amu × x = 112 amu → x = 2

16 amu × y = 48 amu → y = 3

Vậy công thức hóa học của X là Fe2O3

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác: