X

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật

a. Các vật có bề mặt nhẵn bóng

- Các tia sáng chiếu tới bề mặt phẳng của những vật có bề mặt nhẵn và sáng bóng (như bề mặt kim loại được đánh bóng, mặt gương) phản xạ ngược trở lại.

- Đường kéo dài của chùm sáng tới mắt gặp nhau tại một điểm.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

- Quy ước:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

- Gương phẳng được biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương.

- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng gương gọi là pháp tuyến của gương.

- Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là mặt phẳng tới.

- Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là góc tới.

- Góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản xạ gọi là góc phản xạ.

b. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng

- Khi có chùm sáng song song chiếu đến bề mặt nhám, các tia sáng bị phản xạ theo các hướng khác nhau gọi là phản xạ khuếch tán.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

- Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra hình ảnh của vật.

Ví dụ: Phản xạ qua mặt nước gợn sóng.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

2. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, đối xứng với vật qua gương.

Ví dụ: Ảnh của bé gái qua gương phẳng.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

4. Dựng ảnh một vật qua gương phẳng

- Cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng:

+ Từ S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng.

+ Vẽ hai tia phản xạ IR1 và IR2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

+ Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tia I1R1 và I2R2 nằm ở phía sau gương.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

5. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ( như hình vẽ). Vẽ tia phản xạ IR của tia sáng SI.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Lời giải:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I.

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới SIN^.

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho RIN^=i'=SIN^=i

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

Bài tập 2: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120o như ở hình vẽ. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

A. r = 120o

B. r = 60o

C. r = 30o

D. r = 45o

Lời giải:

Đáp án: C.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Kẻ pháp tuyến IN vuông góc với mặt phẳng gương tạo với gương một góc 90o.

Ta có: góc tới i=SIN^=120o90o=30o

Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ.

r = i = 30o.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác: