X

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. VAI TRÒ CỦA LÁ CÂY VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP

- Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây xanh.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Sự thích nghi của lá cây với chức năng quang hợp:

+ Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

+ Khí khổng phân bố trên bề mặt lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

II. QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Quang hợp ở thực vật

- Phương trình tổng quát của quang hợp:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

+ Nguyên liệu của quang hợp: nước (H2O), khí carbon dioxide (CO2) và ánh sáng.

+ Sản phẩm của quang hợp: chất hữu cơ (ví dụ đường glucose) và oxygen (O2). Oxygen giải phóng ra ngoài có nguồn gốc từ nước; đường glucose có các nguyên tố chính là C, H, O trong đó C và O có nguồn gốc từ carbon dioxide, H có nguồn gốc từ nước.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Sản phẩm của quá trình quang hợp

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG QUANG HỢP

Trong quá trình quang hợp, quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (mũi tên màu vàng) đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học (mũi tên màu cam) tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

- Vật chất từ môi trường ngoài (nước và carbon dioxide – mũi tên màu xanh nhạt) được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo thành chất hữu cơ (mũi tên màu cam) và oxygen (mũi tên màu đỏ).

→ Như vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác: