Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH CÂY SINH TRƯỞNG
Để chứng minh cây có sự sinh trưởng, có thể thực hiện thí nghiệm như sau:
1. Chuẩn bị
- Mẫu vật: 5 hạt đậu xanh đã nảy mầm.
- Dụng cụ: 5 cốc đất ẩm, thước đo, ca tưới nước.
2. Tiến hành
- Trồng vào mỗi cốc 1 hạt đậu xanh đã nảy mầm.
- Để các cốc ngoài ánh sáng, tưới nước hằng ngày.
- Tính từ ngày trồng, cứ ba ngày một lần, đo chiều cao của mỗi cây (từ gốc cây lên ngọn cây) và ghi chép theo gợi ý bảng:
Bảng đo chiều cao cây (đơn vị cm)
- So sánh chiều cao của cây qua các lần đo và nhận xét sự sinh trưởng của các cây.
3. Báo cáo kết quả
- Báo cáo theo phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm ở bài 20.
→ Kết luận: Cây có sự tăng lên về kích thước và khối lượng làm cho cây lớn lên. Điều đó chứng tỏ cây có sự sinh trưởng.
II. MÔ PHÂN SINH
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính của thân, tăng chiều dài của rễ,... ).
- Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.
Ví trí của các mô phân sinh
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh |
Đỉnh rễ và các chồi thân |
Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên |
Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây |
Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
III. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
- Các loài thực vật khác nhau có các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Các giai đoạn đó nối tiếp nhau, tạo thành vòng đời của cây.
- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt.
Vòng đời của cây cam
IV. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN
Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn như:
- Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,... Ví dụ cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín, thu hoạch quả khi vừa chín, các loại cây đậu, đỗ khi bấm ngọn sẽ cho ra nhiều cành và nhiều quả,...
Bấm ngọn cây trồng giúp cây mọc nhiều cành, nhiều quả hơn
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả,… Ví dụ: Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn.
Chiếu đèn cho hoa để tăng năng suất cây trồng
- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh. Ví dụ: Cây vụ xuân hè chọn trồng cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu; vụ thu đông chọn trồng các cây như súp lơ xanh, su hào, bắp cải, rau cải, xà lách,…
Cây bí đỏ trồng vào vụ xuân hè |
Rau xà lách trồng vào vụ thu đông |
- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất. Ví dụ sử dụng vitamin B1, vitamin B12 hoặc thuốc kích rễ làm cây ra rễ nhanh, phun chất kích thích sinh trưởng cho cây đay làm cây tăng chiều cao gấp đôi.
Phun GA3 cho cây đay giúp tăng chiều cao gấp đôi