Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Sinh trưởng và phát triển ở cây cà chua
1. Khái niệm sinh trưởng ở sinh vật
- Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên.
- Ví dụ: Sự tăng chiều cao và đường kính thân cây, sự tăng khối lượng và kích thước của cơ thể động vật,…
2. Khái niệm phát triển ở sinh vật
- Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
- Ví dụ: sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết trái; trứng nở ra gà con, gà đẻ trứng,…
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
+ Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
+ Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hình thành hạt.
Vòng đời của cây hoa hướng dương
- Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. Ví dụ: Ở người, sinh trưởng nhanh nhất ở giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn dậy thì.
II. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
- Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng,…
- Tất cả các nhân tố đều tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Do đó, sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp sự tác động của các nhân tố.
1. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn. Ví dụ: Chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi chậm lớn và gầy yếu; cây lúa nếu thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, còn nếu thừa đạm thì có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
Cây lúa khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng
2. Ảnh hưởng của nước
- Nước cần cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển. Thiếu nước, các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
- Nước tác động khác nhau lên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, tạo quả,... Ví dụ cây lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật hoặc làm chết sinh vật.
+ Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,... Ví dụ: Các loại rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở 13 – 15oC; các loại đậu đỗ, bầu bí, cà chua sinh trưởng và phát triển tốt ở 15 – 30oC.
Bắp cải phát triển tốt ở 13 – 15oC
+ Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ nở của trứng, tỉ lệ giới tính.
- Hiện tượng sinh vật "nghỉ sinh trưởng" do tác động của nhân tố nhiệt độ như động vật ngủ đông và cây rụng lá vào mùa đông.
4. Ảnh hưởng của ánh sáng
- Ở thực vật, cường độ và độ dài ngày chiếu sáng ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển:
+ Một số loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân và mùa hè như cây hành, cà rốt, rau diếp, củ cải đường.
+ Một số loài cây khác chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông như cây thuốc lá, đậu tương, bông, dưa chuột.
+ Có loài (ví dụ cây thuốc lá) khi hạt nảy mầm cần ánh sáng.
- Ở động vật, ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển:
Vào mùa đông, sâu ăn lá ngừng sinh sản |
Vào mùa xuân và hè, chim sinh sản nhiều |
+ Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.
+ Mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.