Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 2: Nguyên tố hóa học
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 2: Nguyên tố hóa học
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Nguyên tố hóa học là gì?
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Ví dụ: Những nguyên tử khác nhau nhưng có cùng 6 proton trong hạt nhân nguyên tử nên chúng thuộc cùng nguyên tố carbon.
- Có 118 nguyên tố hóa học, trong đó trên 90 nguyên tố có trong tự nhiên, còn lại do con người tổng hợp nên.
II. Tên và kí hiệu nguyên tố hóa học
- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng và được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
- Bảng tên gọi, kí hiệu của một số nguyên tố hóa học và phiên âm quốc tế
STT |
Tên nguyên tố hóa học |
Kí hiệu |
Phiên âm quốc tế |
STT |
Tên nguyên tố hóa học |
Kí hiệu |
Phiên âm quốc tế |
1 |
Hydrogen |
H |
/ˈhaɪdrədʒən/ |
11 |
Sodium (Natri) |
Na |
/ˈsəʊdiəm/ |
2 |
Helium |
He |
/ˈhiːliəm/ |
12 |
Magnesium |
Mg |
/mæɡˈniːziəm/ |
3 |
Lithium |
Li |
/ˈlɪθiəm/ |
13 |
Aluminium (Nhôm) |
Al |
/ˌæləˈmɪniəm/ |
4 |
Beryllium |
Be |
/bəˈrɪliəm/ |
14 |
Silicon |
Si |
/ˈsɪlɪkən/ |
5 |
Boron |
B |
/ˈbɔːrɑːn/ |
15 |
Phosphorus |
P |
/ˈfɑːsfərəs/ |
6 |
Carbon |
C |
/ˈkɑːrbən/ |
16 |
Sulfur (Lưu huỳnh) |
S |
/ˈsʌlfər/ |
7 |
Nitrogen (Nitơ) |
N |
/ˈnaɪtrədʒən/ |
17 |
Chlorine |
Cl |
/ˈklɔːriːn/ |
8 |
Oxygen |
O |
/ˈɑːksɪdʒən/ |
18 |
Argon |
Ar |
/ˈɑːrɡɑːn/ |
9 |
Fluorine |
F |
/ˈflɔːriːn/ |
19 |
Potassium (kali) |
K |
/pəˈtæsiəm/ |
10 |
Neon |
Ne |
/ˈniːɑːn/ |
20 |
Calcium |
Ca |
/ˈkælsiəm/ |
Chú ý: Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là: Vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aliminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nitơ (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mercury). Vì vậy trong thực tế, các nguyên tố này được dùng cả hai tên tiếng Việt và tên tiếng Anh.