Cho điểm I(−3; 0; 1) và mặt phẳng (P): x − 3y – 4z + 1 = 0
Cho điểm I(−3; 0; 1) và mặt phẳng (P): x − 3y – 4z + 1 = 0.
Giải SBT Toán 12 Cánh diều Bài 1: Phương trình mặt phẳng
Bài 9 trang 47 SBT Toán 12 Tập 2: Cho điểm I(−3; 0; 1) và mặt phẳng (P): x − 3y – 4z + 1 = 0.
a) Điểm I(−3; 0; 1) không thuộc mặt phẳng (P). |
Đ |
S |
b) Vectơ = (1; −3; 4) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P). |
Đ |
S |
c) Nếu mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P) thì vectơ = (1; −3; 4) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q). |
Đ |
S |
d) Mặt phẳng (R) đi qua điểm I và song song với (P) có phương trình là: x – 3y – 4z – 7 = 0. |
Đ |
S |
Lời giải:
a) Đ |
b) S |
c) S |
d) S |
Thay tọa độ điểm I(−3; 0; 1) vào phương trình mặt phẳng (P): x − 3y – 4z + 1 = 0, ta được:
−3 – 3.0 – 4.1 + 1 = −6 ≠ 0 nên I không thuộc (P).
Vectơ = (1; −3; 4) không là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P).
Vì (P) // (Q) mà = (1; −3; 4) không là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P), tức là giá của không vuông góc với (Q) nên = (1; −3; 4) không là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q).
Ta có: = (1; −3; −4) là một vectơ pháp tuyến của (P). Vì (R) // (P) nên cũng là vectơ pháp tuyến của (R). Phương trình mặt phẳng (R) đi qua I song song với (P) là:
1.(x + 3) – 3.(y – 0) – 4(z – 1) = 0 hay x – 3y – 4z + 7 = 0.
Lời giải SBT Toán 12 Bài 1: Phương trình mặt phẳng hay khác:
Bài 8 trang 47 SBT Toán 12 Tập 2: Cho mặt phẳng (P): −3x + y – 2z + 5 = 0. ....
Bài 10 trang 47 SBT Toán 12 Tập 2: Lập phương trình mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau: ....