Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn gọn - Soạn văn lớp 12
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (ngắn nhất)
I. Luyện tập trên lớp
1. Trả lời câu hỏi
a. Trong bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì:
- Khắc phục hạn chế của văn nghị luận là khô khan, thiên về lí tính
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.
b. Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:
- Kể, tả, biểu cảm không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.
- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
2. Trả lời câu hỏi
- Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chỉ tiêu GNP (bên cạnh GDP), người viết còn vận dụng thao tác chứng minh, với những con số rõ ràng, chính xác chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.
- Ý kiến trên là đúng vì việc sử dụng thao tác thuyết minh:
+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
3. Dàn ý tham khảo
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài:
- Nhà văn mà anh/ chị hâm mộ là ai?
- Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?...
- Lí do anh/ chị lại hâm mộ nhà văn này?
- Ước muốn, nguyện vọng của anh/ chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ
C, Kết bài : khái quát vấn đề nghị luận
II. Luyện tập ở nhà
1. Cả hai nhận định đều đúng vì:
- Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, nếu không rõ rất dễ sa vào trừu tượng, khô khan...
- Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng...
2. Dàn ý tham khảo: vấn đề ô nhiễm môi trường
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luân
B, Thân bài
- Giải thích:
+ Ô nhiễm môi trường là việc môi trường sinh sống của con người và sinh vật trên trái đất đang ngày càng bị hủy hoại
+ Ô nhiễm môi trường sống gồm: ô nhiễm khí quyển, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,.....
- Thực trạng
+ Ô nhiễm đất:
• Dẫn chứng tại các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước
• Tình trạng ô nhiễm đát do phân bón, do sạt lở, .....
+ Ô nhiễm nguồn nước:
• 9000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước kém
• Bệnh lý liên quan đến nguồn nước gia tăng không ngừng
• 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen
• 80% nước xả thải từ xã hội được thoát trực tiếp ra môi trường tự nhiên
+ Ô nhiễm không khí:
• Tỷ lệ bụi mịn ở nước ta đạt mức cao
• Trong năm 2016 Nồng độ bụi lơ lửng tại nhiều điểm quan trắc quanh các khu công nghiệp vượt quy chuẩn trung bình 24 giờ và trung bình năm.
• Tầng ozon bị suy giảm
- Hậu quả
+ Sức khỏe con người bị đe dọa: bệnh phổi, bệnh ung thư; tử vong; sức khỏe trẻ em
+ Nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền (dẫn chứng thành phố Hồ Chí Minh)
+ Xảy ra nhiều thiên tai bão lũ + diện tích đất bị xói
- Nguyên nhân
+ do tự nhiên (một phần nhỏ)
+ do con người (chủ yếu)
- Giải pháp
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
+ Tổ chức tuyền truyền, phổ biến rộng rãi về vấn đề ô nhiễm môi trường và các quy định liên quan
+ Thắt chặt việc xử lý các trường hợp vi phạm
C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận
B. Kiến thức cơ bản
- Trong bài văn nghị luận, chúng vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Giúp bài văn nghị luận trở nên sinh động, bớt sự khô khan, hàn lâm.
- Yêu cầu khi kết hợp các phương thức biểu đạt:
- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, nhưng không được làm mờ đi đặc trưng nghị luận văn học.