Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ngắn gọn - Soạn văn lớp 12
Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Phần mở đầu: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc phải được tìm hiểu và đề cao hơn nữa.
- Phần thân bài: Trình bày những nét đặc sắc về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên.
- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng.
→ Cách sắp xếp các luận điểm như vật là phù hợp với nội dung của bài viết, khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của ông
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Đây là cách nhìn mới mẻ của tác giả:
+ “Ánh sáng khác thường” chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.
- Nhận xét, đánh giá của tác giả
+ có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
+ đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có định hướng đúng, trong việc nghiên cứu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu sống vì dân, vì nước
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: thơ văn mang tính chiến đấu, giàu tính biểu cảm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
- Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc:
+ Tái hiện lịch sử của nước ta suốt 20 năm tính từ 1860 - đây là thời kì đau thương mà anh dũng.
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong đó phần lớn là những bài văn tế
• ca ngợi những anh hùng suốt thời đại tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã chọn con đường cứu nước cho nhân dân
• Thơ văn chứa hào khí, lí tưởng đạo đức,
- Truyện Lục Vân Tiên
+ Nội dung: là một bản trường ca chính nghĩa, những đạo đức quý trọng ở đời, ca ngợi trung nghĩa.
+ Nghệ thuật: đây là một chuyện “kể”, chuyện “nói”, lối văn “nôm na”, dễ nhớ, dễ thuộc, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian.
+ Hạn chế tác phẩm: lời văn không hay cho lắm
Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng hơn nữa không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay bởi
+ đến nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu hết giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là vì những yếu tố sau đây:
+ Cách nghị luận xác đáng, chặt chẽ, xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.
+ Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.
Luyện tập
- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay, bởi
+ nó ghi lại bức tranh chân thực đời sống xã hội và con người
+ gửi gắm tình cảm chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người đấu tranh hết mình vì lẽ phải và tự do của dân tộc.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngày nay và giá tri của nó
+ về nội dung
• Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.
• Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
• Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.
+ Nghệ thuật: tuy viết theo lối cổ nhưng tài hoa và cảm xúc của nhà thơ đủ để lay động hàng triệu trái tim
+ Là bài học về tình yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Tên: Phạm Văn Đồng (1906-2000)
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi
+ Từng bị thực dân Pháp bắt, kết tội và đày ra Côn Đảo
+ Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ông cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng biên giới Việt – Trung và sau đó được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam: trưởng phái đoàn tham dự các hội nghị như Hội nghị Giơ-ne-voe và đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng bộ tài chính, Bộ trưởng bộ ngoại giao, phó thủ tướng, thủ tướng...
- Phong cách nghệ thuật: Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn
- Tác phẩm chính: các bài hát nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...
C. Tìm hiểu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài viết được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) và được đăng trên “Tạp chí văn học”, năm 1963.
- Thể loại: Nghị luận
- Tóm tắt
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì nhiều người chỉ biết ông là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. Đời sống và hoạt động thơ văn của ông là một tấm gương anh dũng theo tư tưởng nhân nghĩa. Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của giai đoạn lịch sử, làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt. Tiêu biểu là những bài văn tế, bài Xúc cảnh, đặc biệt là truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của ông được phổ biến trong dân gian, nhất là ở Nam Bộ.
Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, một nhà thơ lớn và một nhà chí sĩ yêu nước. Thơ văn yêu nước do ông sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
- Bố cục:
+Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc.
+ Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
- Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ.
- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc
- Giá trị nội dung: Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam
- Giá trị nghệ thuật:
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
+ Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm
+ Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc