X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) ngắn gọn - Soạn văn lớp 12


Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

A. Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Qua các vòng lượn: Hình ảnh con cá với các vòng lượn (lặp đi, lặp lại)

- Vòng lượn vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:

   + Nó cố gắng thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ.

   + Nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ.

⇒ Sự cố gắng cuối cùng mãnh liệt trong cuộc đấu tranh sinh tồn của con cá.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

⇒ Cảm nhận từ xa đến gần, từ gián tiếp đến trực tiếp, từ bộ phận đến toàn thể . Qua đó tác giả khắc họa vẻ đẹp dũng mãnh của con cá

Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) Biểu tượng cho thiên nhiên kì vĩ

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Sự cảm nhận khác lạ của ông lão qua cuộc trò chuyện với con cá.

- Ông lão không chỉ cảm nhận con cá bằng thị giác và xúc giác, không chỉ bằng động tác mà còn bằng cả trái tim, sự cảm thông.

Soạn bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

⇒ Quan hệ:

   + Người đi săn và con mồi

   + Hai kì phùng địch thủ

   + Hai người bạn

   + Con người và môi trường

   + Con người và cái đẹp, cái mơ ước.

- Nhà văn miêu tả vẻ đẹp con cá là để đề cao vẻ đẹp của con người. Ông lão Xan-ti-a-gô là biểu tượng cho vẻ đẹp của Con người: thật giản dị và cũng thật ngoan cường trên hành trình sinh tồn và chinh phục đỉnh cao khát vọng

⇒ Con cá kiếm là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên kì vĩ. Nó cũng là biểu tượng cho ước mơ khát vọng rất bình thường giản dị nhưng cũng vô cùng cao cả, kì diệu của con người.

Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

* Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

Con cá trước khi chết Con cá sau khi chết

- Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc

- Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.

⇒ Con cá có sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ.

Dường như không chấp nhận cái chết, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.

⇒ Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.

* Biểu tượng của con cá kiếm:

   - Khát vọng, lí tưởng của con người.

   - Hành trình thực hiện ước mơ của con người.

   - Hình ảnh cá kiếm chi chết: kết thúc chinh phục một khát vọng của con người ⇒ một hành trình mới lạ bắt đầu.

* Qua biểu tượng con cá kiếm gợi cho chúng ta bài học cần phải theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng, một người khiêm tốn , biết lo xa và tài trí: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, những lời nói của ông lão cũng chính là những lời độc thọai nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu.

⇒ Thể hiện sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Qua đó, Hê - Minh - Uê ca ngợi vẻ đẹp về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

   Cách dịch Ông già và biển cả tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Sự đối lập giữa hai đối tượng một người già cả >< biển lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề nói lên: sức lực có hạn của con người >< cái vĩ đại bất tử của thiên nhiên.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên: Hê-Minh-Uê (1899-1961)

- Quê quán: Bang I-li-noi

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến

+ Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.

+ 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.

+ Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.

+ Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.

+ Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó.

+ Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.

- Phong cách nghệ thuật:

  • Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:

+ Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.

+ Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

+ Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

  • Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Tác phẩm chính: “Mặt trời vẫn mọc” (1926), “Giã từ vũ khí” (1929), “Chuông nguyện hồn ai” (1940), “Ông già và biển cả” (1952).

C. Tìm hiểu tác phẩm Ông già và biển cả

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả

+ Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống

+ Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: "Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!". Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 - 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, "mơ thấy đàn sư tử". Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”): Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

+ Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến

- Ngôi kể: Thứ 3

- Giá trị nội dung: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khaorng trống”

+ Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

+ Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: