X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Phát biểu tự do ngắn gọn - Soạn văn lớp 12


Soạn bài Phát biểu tự do ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Phát biểu tự do ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Phát biểu tự do

A. Soạn bài Phát biểu tự do (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống buộc mỗi người phải tham gia phát biểu tự do: trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu: được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó: được yêu cầu cho ý kiến trong một buổi nói chuyện...

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Con người có nhu cầu phát biểu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

Câu 3 (trang 163 - 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4 (trang 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, thời đại công nghệ 4.0...

b. Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người...

c. Những ý chính của bài phát biểu

   - Nêu lên thực trạng của vấn đề.

   - Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán...

   - Phương pháp giải quyết vấn đề.

d. Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.

Luyện tập

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Sưu tầm những lời phát biểu tự do:

   - “Kẻ yếu thì không bao giờ có thể tha thứ cho người khác. Lòng vị tha là đặc điểm của kẻ mạnh”. (Albert Einstein)

   - “Nước mắt đến từ trái tim chứ không phải từ não.”

(William Shakespeare (1564-1616) Nhà văn vĩ đại nhất của Anh)

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Bài phát biểu cần phải chú ý đến những khía cạnh:

   - Về nội dung: Đã đi đến đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện ý kiến của mình chưa? Vấn đề mới mẻ được đặt ra ở đây là gì?...

   - Về hình thức: Chú ý về cách nói, cử chỉ, tác phong... sao cho hấp dẫn, lôi cuốn.

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm: Phát biểu tự do là một dạng phát biểu mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống; ở đó, người phát biểu có thể hào hứng trình bày ý kiến của mình với người nghe. Đó là những ý kiến hoàn toàn không theo một chủ đề nào đã qui định trước.

2. Nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do

- Xuất phát từ những tình huống trong đời sống.

- Hoặc là những trăn trở về đời sống được vô tình gợi ra.

3. Những yếu tố giúp bài phát biểu tự do thành công:

- Cần phải am hiểu chủ đề mà mình phát biểu.

- Không được xa đề, lạc đề, cần phải bám sắt vào chủ đề phát biểu.

- Rèn luyện năng lực tìm ý và sắp xếp ý nhanh chóng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: