X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) ngắn gọn - Soạn văn lớp 12


Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)

A. Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn trong cái ông lông trần hạt lựu… cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”.

- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử chuẩn mực, quan hệ với mọi người.

- Chị Hoài xuất hiện vào thời điểm rất có ý nghĩa: chiều 30 tết – ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

→ Đây là thời điểm thiêng liêng nhất của tình cảm gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc.

⇒ Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quí giá trước những “cơn địa chấn” xã hội.

- Mọi người yêu quý và trân trọng chị bởi ở chị luôn toát lên những phẩm chất đáng quý: nhân hậu, tình nghĩa, thủy chung. Chị Hoài – hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, chính là sợi dây kết nối, xóa đi những khoảng cách vô hình mà xã hội với nền kinh tế thị trường, với sự tính toán vụ lợi làm phá vỡ những giá trị tốt đẹp, làm nguội lạnh quan hệ tình cảm thiêng liêng trong gia đình.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên:

Ông Bằng Chị Hoài

- “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”

- “Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”.

- “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư con?”

→ Nỗi vui mừng, xúc động.

- “Gần như không chủ động được mình lao về phía ông bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”

- Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng “nấc” của ông.

⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn.

⇒ Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải tỏa, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh giữ gìn những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Khung cảnh ngày tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông bằng trước bàn thờ:

   - Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.

   - Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễ cúng tất niên

   - Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ: “mỗi dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.

⇒ một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung”.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tên: Ma Văn Kháng sinh năm 1936

- Quê quán: Hà Nội

- Tác phẩm chính: “Đồng bạc trắng hay xòe”; “Vùng biên ải”; Ngày đẹp trời”;…

C. Tìm hiểu tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu Sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.

– Xuất xứ: Đoạn trích rút từ chương 2 của tiếu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt:

“Mùa lá rụng trong vườn” là cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng lấy bối cảnh trong một gia đình truyền thống Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ XX có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh với những điều tốt, điều chưa tốt. Đoạn trích trong sách giáo khoa viết về cảnh chiều 30 tết khi Hoài-người con dâu cả trong gia đình đi bước nữa vì người chồng đã hi sinh trên chiến trường nay chị về thăm gia đình chồng năm xưa. Cô Lí vợ chú Đông ra cửa đón, cả gia đình bất ngờ và vui mừng ai nấy cũng đều hỏi thăm, hàn huyên câu chuyện với chị. Những thứ quà quê chị cầm lên nào là gạo nếp tăng sản, giò thủ, bột sắn dây và cả một gói hạt mướp giống. Tất cả là tình cảm thương mến của chị dành cho gia đình và mọi người. Ông Bằng từ trên nhà xuống thấy chị cũng vô cùng xúc động trước tấm lòng của đứa con dâu trưởng. Ông hỏi về người chồng sau của chị và bốn đứa cháu ở nhà. Chị kể về gia đình của mình cho mọi người nghe.Chiều 30 tết đã sắp xong mâm cỗ chị Hoài khéo léo mời ông cụ cúng gia tiên rồi mọi người nhanh chóng quây quần bên mâm cơm đoàn viên của gia đình trong niềm hân hoan, hạnh phúc.

- Bố cục:

+Phần 1 (từ đầu đến bệnh đấy chị ơi): chị Hoài và sự trở về trong ngày ba mươi Tết

+ Phần 2 (tiếp đến phải đi): ông Bằng khi gặp lại người con dâu

+ Phần 3 (còn lại): mọi người trong gia đình ông Bằng với lễ cúng tất niên

- Ngôi kể: Thứ 3

- Giá trị nội dung: Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên.

+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình.

+ Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: