X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn gọn - Soạn văn lớp 12


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

ĐỀ 1

Dàn ý (mẫu 1)

A.Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Văn Siêu và trích dẫn câu nói của ông.

Khi cầm bút, các nghệ sĩ chân chính đều phấn đấu để đạt được mục đích cao cả của văn chương. Là một danh sĩ nổi tiếng, Nguyễn Văn Siêu đã nêu lên một quan niệm đúng đắn và thuyết phục về văn chương (dẫn câu nói của ông).

B.Thân bài

- Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ về quan niệm văn chương chân chính. Tiêu chuẩn để Nguyễn Văn Siêu phân loại văn chương là tính mục đích của nó.

   + Loại văn chương “đáng thờ” là văn chương “chuyên chú ở con người”, là văn chương “vị nhân sinh”, hướng đến phục vụ đời sống, ước mơ, khát vọng của con người.

   + Loại văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”, lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là văn chương”vị nghệ thuật”.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu:

   + Đó là ý kiến giàu sức thuyết phục, có ý nghĩa lâu bền bởi ở thời đại nào văn chương cũng phải xuất phát từ đời sống và cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác cần phục vụ cuộc sống con người (lấy dẫn chứng về những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc).

   + Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn.

⇒ Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị của văn chương: văn học vị nhân sinh, văn học bắt nguồn từ đời sống và con người.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như Nguyễn Văn Siêu.

C.Kết bài

-Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu về tính mục đích của văn chương rất tiêu biểu cho quan niệm truyền thống “văn dĩ tải đạo” của cha ông ta.

- Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Dàn ý (mẫu 2)

- Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ về quan niệm văn chương chân chính.

    + Loại văn chương “đáng thờ” là văn chương “chuyên chú ở con người”, là văn chương “vị nhân sinh”, hướng đến phục vụ đời sống con người.

    + Loại văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”, lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là văn chương”vị nghệ thuật”.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu:

    + Đó là ý kiến giàu sức thuyết phục, có ý nghĩa lâu bền bởi ở thời đại nào văn chương cũng phải xuất phát từ đời sống và cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác cần phục vụ cuộc sống con người (lấy dẫn chứng về những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc).

    + Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn.

⇒ Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị của văn chương: văn học vị nhân sinh, văn học bắt nguồn từ đời sống và con người.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như Nguyễn Văn Siêu.

ĐỀ 2

Dàn ý (mẫu 1)

A.Mở bài: Giới thiệu nhà văn Pháp Buy-phông và trích dẫn câu nói của ông.

B.Thân bài

- Giải thích khái niệm “phong cách”.

   + Phong cách là khái niệm dùng để chỉ những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.

   + Trong văn học, phong cách là những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.

- Phong cách được thể hiện trên hai phương diện: nội dung và hình thức.

   + Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải về cuộc sống con người,…

   + Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ,…

- Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.

- Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình. (Ví dụ: Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Hồ Xuân Hương,…).

- Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân cá tính mỗi tác giả. Trong văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những quan niệm cá nhân về văn học.

- Bài học rút ra:

   + Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.

   + Người đọc tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.

C.Kết bài: Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa phong cách của mỗi tác giả và bản thân cá tính của mỗi tác giả.

Dàn ý (mẫu 2)

- Giải thích khái niệm “phong cách”.

    + Phong cách là khái niệm dùng để chỉ những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.

    + Trong văn học, phong cách là những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.

- Phong cách được thể hiện trên hai phương diện: nội dung và hình thức.

    + Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải về cuộc sống con người,…

    + Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ,…

- Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.

- Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình.

- Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân cá tính mỗi tác giả.

- Bài học rút ra:

    + Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.

    + Người đọc tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.

ĐỀ 3

Dàn ý (mẫu 1)

A.Mở bài: Giới thiệu nhà văn Pháp La Bơ – ruy – e và trích dẫn câu nói của ông.

B.Thân bài

- Giải thích ý kiến của La Bơ – ruy – e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, gợi những tình cảm cao quý và can đảm” ⇒ hướng con người đến chân – thiện – mĩ.

- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm đã học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chí Phèo (Nam Cao),… Những tác phẩm tồn tại lâu bền được từ xưa đến nay đều nhờ những giá trị giáo dục của chúng. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ có thể trở nên lạc hậu song giá trị giáo dục song giá trị giáo dục đã vượt qua thử thách của thời gian để trường tồn:

   + Văn học dân gian (những bài ca dao).

   + Văn học trung đại.

   + Văn học hiện đại.

-Dẫn chứng phân tích giá trị giáo dục của một số tác phẩm tiêu biểu.

C.Kết bài: Nhấn mạnh vai trò quan trọng của giá trị giáo dục trong mỗi tác phẩm văn học.

Dàn ý (mẫu 2)

- Giải thích ý kiến của La Bơ – ruy – e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, gợi những tình cảm cao quý và can đảm” ⇒ hướng con người đến chân – thiện – mĩ.

- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm đã học

    + Văn học dân gian (những bài ca dao).

    + Văn học trung đại.

    + Văn học hiện đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: