Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) ngắn gọn - Soạn văn lớp 12
Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
- Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của Việt.
- Lối trần thuật này tác dụng:
+ Về kết cấu chuyện: Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách, thế giới nội tâm nhân vật cũng được khắc họa.
+ Về hình tượng nhân vật: Khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc qua những dòng hồi tưởng quá khứ.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này đã gắn bó họ với nhau.
⇒Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với quê hương, cách mạng.
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Nhân vật Chiến | Nhân vật Việt |
---|---|
- Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát. - Có những tính cách đa dạng: + Là một cô gái mới lớn nên tính cách đôi khi còn “rất trẻ con”. + Là một người biết nhường nhịn em, đảm đang, tháo vát. - Nét khác biệt so với người mẹ: + Trẻ trung, thích làm duyên, làm dáng. + Được cầm súng trực tiếp đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề của mình: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất”. ⇒ Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc . |
- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim... + Đêm trước ngày lên đường: Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp con đom đóm úp trong lòng tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết. + Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con “giấu chị như giấu của riêng” + Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”. - Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường: + Còn bé: dám xông thẳng vào đá thằng giặc giết hại gia đình mình. + Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má. + Khi xông trận: chiến đấu dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc. + Khi bị trọng thương: vẫn luôn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc. ⇒Việt là một thành công trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ. |
⇒ Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Chất sử thi của thiên truyện:
+ Bối cảnh sử thi: hiện thực chiến tranh ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ.
+ Đề tài chiến tranh cách mạng .
+ Các nhân vật mang lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh những phẩm chất chung của dân tộc, đại diện cho dân tộc, con người mang bổn phận công dân (ba, má Việt, Việt, anh Tánh, chị Chiến, đồng đội Việt và chú Năm,...). Đặc biệt là Việt.
+ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. ⇒ Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. ⇒ Tính cộng đồng.
+ Lời văn trang trọng, hào hùng.
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
- Đoạn văn cảm động nhất chính là đoạn văn tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm: “Chị Chiến ra đứng giữa sân…nhấc bổng một đầu bàn thơ ba má lên...”
- Không khí tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng, đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
+ Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình.
⇒Thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Đoạn văn diễn tả cuộc đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày lên đường là một đoạn văn đặc sắc thể hiện sinh động tính cách và cá tính của các nhân vật.
- Cùng rất thương má, mang nặng mối nặng thù của má.
- Mỗi nhân vật lại mang những nét tính cách khác nhau.
- Sự khác biệt đó được quy định bởi bởi giới tính, tâm lí, vị trí vai trò của mỗi thành viên trong gia đình.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Nguyễn Thi (1928-1968)
- Quê quán: Nam Định
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn, vừa đi làm kiếm sống vừa tự học
+ Năm 1945, ông tham gia cách mạng rồi gia nhập lực lượng vũ trang. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên huấn, vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ
+ Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội
+Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam, công tác tại Cục chính trị quân giải phóng miền Nam, là một trong những thành viên sáng lập và phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng
- Phong cách nghệ thuật:
+ Bắt nguồn từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ
+ Nhân vật trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng Đông Nam Bộ, những con người với bản chất hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ quốc
+ Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, sâu sắc
+ Sáng tác của ông vừa giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữu phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ
- Tác phẩm chính: “Trăng sáng”; “Đôi bạn”; …
C. Tìm hiểu tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Những đứa con trong gia đình” là một trong số những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng”.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt
Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến… .Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”. Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tinh, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”. Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu
+ Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân
- Ngôi kể: Thứ 3
- Ý nghĩa nhan đề - Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
+ Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
+ Khẳng định, ngợi ca mối liên kết bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa con người với gia đình.
+ Qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược.
- Giá trị nội dung: Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hướng cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giưa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giưa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Giá trị nghệ thuật: Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hướng cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giưa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giưa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.