X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ngắn gọn - Soạn văn lớp 12


Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

A. Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (ngắn nhất)

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Bài 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài:

  + Hai vế đầu nhịp điệu trải dài , phù hợp với việc biểu hiện các cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc.

  + Vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, phù hợp với nội dung khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

- Sự thay đổi tahnh bằng thanh trắc

  + Câu đầu, các vế kết thúc bằng thanh bằng, do là âm tiết mở

  + Câu sau kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập), đây là âm tiết đóng.

- Đoạn văn còn sử dụng phép điệp từ ngữ và điệp cú pháp, phối hợp với nhau để tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.

Bài 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng và vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng, trang trọng cho lời văn.

- Phép điệp phối hợp với phép đối

  + Ở câu đầu được lặp lại là: 4/2/4/2

  + Đối xứng về nhịp điệu và kết cấu ngữ pháp

- Sự phối hợp giữa những nhịp điệu ngắn (đầu câu 1,2,3 ) với những nhịp dàn trải (vế cuối câu 1,4 ) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ

Bài 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Nhịp điệu lời văn khi nhanh khi chậm thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương, tươi đẹp.

- Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép, phù hợp với không khí và tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.

- Phép nhân hoá về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động khiến cây tre trở nên sinh động có thần

- Hai câu cuối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ "tre" đầu câu, làm cho câu văn càng trở nên hùng hồn, mạnh mẽ

II. Điệp âm, điệp vần điệp thanh

Bài 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a. Phụ âm đầu "L" được lặp lại 4 lần, gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ trên cành như những đổm lửa lập loè lúc ẩn, lúc hiện.

b. Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm “L".

- Diễn tả được trạng thái của ánh trăng phản chiếu trên mặt nước ao: ánh trăng như phát tán rộng hơn, loang ra khắp bề mặt không gian trên mặt ao.

Bài 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần "ang" xuất hiện 7 lần: Bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang.

- Tác dụng:

  + gợi cảm giác rộng mở và chuyển động, thích hợp sắc thái miêu tả sự chuyển mùa, từ mùa đông sang mùa xuân

  + gợi không gian mênh mang, rộng mở của bầu trời, của lòng người khi mùa đông đến.

Bài 3 (trang 130, 131 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Các yếu tố từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép nhân hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) phối hợp biện pháp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).

- Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).

- Ngắt nhịp: 4 – 3 ở ba câu thơ đầu.

- Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn.

→ Tác dụng: tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

B. Kiến thức cơ bản

1. Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp

- Biện pháp tạo nhịp điệu: Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.

- Biện pháp tạo âm hưởng: là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong đó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cắt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.

2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

- Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thợ thêm nhạc tính.

- Phân loại:

+ Điệp phụ âm đầu: Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gọi những liên tưởng tinh tế khác nhau.

+ Điệp vần: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho cầu thơ. Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.

+ Điệp thanh: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

3. Một số lưu ý khi vận dụng các biện pháp tu từ ngữ âm

- Trên thực tế, mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điện thanh). Do đó khi phân tích tác dụng của âm thanh thì cần chú ý đến sự phối hợp của các biện pháp và hiệu quả mà chúng đưa lại.

- Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắng với một văn cảnh cụ thể.

- Phân tích cần phải nắm vững những tri thức cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đồng thời cũng cần có khả năng nhạy cảm, năng lực cảm thụ văn học mới có thể tiếp nhận các tín hiệu âm thanh một cách nhạy bén, tinh tế, tránh sự gán ghép máy móc các thuộc tính âm thanh cho nội dung biểu đạt sẽ dẫn đến khô khan, khiêng cường và phản khoa học.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: