Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học ngắn gọn - Soạn văn lớp 12
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 12 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 12. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 12 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (ngắn nhất)
Đề 1 (trang 132, 133- SGK)
Dàn ý (mẫu 1)
a. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giải thích: tính dân tộc
+ Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học.
+ Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, ......
+ Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc.
- Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu
+ Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.
• Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du,…
• Sử dụng thành thục thể song thất lục bát: Ba mươi năm đời ta có Đảng
• Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi!, Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi…
- Tố Hữu sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.
+ Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian
+ những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời
+Âm điệu thơ đầy tính nhạc qua cách ngắt nhịp, gieo vần,....
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghi luận
b. Phân tích đoạn trích trong Tây Tiến
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm
- Tiếng gọi con sông Mã tha thiết
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu)
+ “sương lấp đoàn quân mỏi”: sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.
+ Hình ảnh đèo cao dốc đứng:
• từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.
• nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện sự nghịch ngợm độc đáo của người lính Tây Tiến.
• điệp từ ngàn thước mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, hiểm trở.
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.
+ Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:
• Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.
• Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến
+ Tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà thành: gục lên, bỏ quên đời, trêu người
+ Gan góc, kiên dung, coi thường cái chết
+ Sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận
Dàn ý (mẫu 2)
a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a) Giải thích thế nào là tính dân tộc
b) Tính dân tộc trong Việt Bắc
- Về nội dung:
+ Đề tài: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xui và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.
+ Chủ đề đậm đà tính dân tộc:
• Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược... thêm trường các khu ...).
• Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ dân tộc: thể lục bát
+ Kết cấu: đối đáp – kiểu kết cấu thường thấy trong ca dao với cặp đại từ nhân xưng quen thuộc “mình” – “ta”
+ Ngôn ngữ:
• Sử dụng lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân
• Ngôn ngữ giàu hình ảnh
• Ngôn ngữ giàu nhịp điệu tạo nên tính nhạc cho thơ
• Cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” biến hóa linh hoạt
+ Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng,... quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân
+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, ngọt ngào mang âm hưởng của những câu hát tình nghĩa trong ca dao
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận
b. Phân tích tâm trạng của tác giả:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng: “nhớ chơi vơi”
- Nhớ cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội và hiểm trở:
+ Hình ảnh thơ: sương lấp, mây, mưa, thác, cọp... gợi nên sự gian nan, vất cả
+ Địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi sự xa xôi, cách trở
+ Sử dụng từ láy giàu giá trị tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, điệp từ dốc gợi sự quanh co, gập ghềnh, địa hình hiểm trở
+ Hình ảnh thơ độc đáo: “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao của địa hình vừa diễn tả nét tinh nghịch, ngộ nghĩnh của những người lính
+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.
+ Sử dụng các câu thơ dày đặc thanh trắc có tác dụng to lớn trong việc diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của địa hình
- Nhớ cảnh thiên nhiên miền Tây lãng mạn, bình dị, mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm
+ Hoa về trong đêm hơi
+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Cơm lên khói, nhà em thơm nếp xôi
- Nhớ hình ảnh người lính Tây Tiến: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận
Đề 2 (trang 133- SGK)
Dàn ý (mẫu 1)
a. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm
- Hình tượng người lính Tây Tiến vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng với vẻ đẹp kiên cường cùng chất hào hoa, phong nhã của những chàng trai Hà Thành
- Bên cạnh những giây phút chiến đấu, người lính cũng là những con người có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, lãng mạn với giấc mơ về quê hương, về bóng dáng người thương “dáng kiều thơm”.
- Những người lính được xây dựng lên bởi những khoảnh khắc rất đời thường
- Những câu thơ gợi ra cái dữ dội của cuộc chiến tranh, trong không khí mưa bom bão đạn, những người lính đã ngã xuống, hình ảnh những nấm mồ vô danh.........
C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận
b. Hình tượng con người và thiên nhiên Việt Bắc
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm
- Thiên nhiên Việt Bắc
+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng.
+ Vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm nắng chiều trăng khuya...
+ Đặc biệt là "bức tranh tứ bình" của Việt Bắc qua bốn mùa:
• Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi......
• Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng.....
• Mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng......
• Mùa thu: Rừng thu trăng gọi hoà bình......
+ Thiên nhiên có sự gắn bó với con người:
• Cảnh làng bản ấm cúng
• Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu
• Cảnh thơ mộng, ân tình
• Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc
- Con người Việt Bắc
+ Trong hồi tưởng, nhà thơ nhớ đến những con người Việt Bắc, trên cái phông chung của núi rừng: có người đan nón, cô em gái hái măng,....
+ cuộc sống thanh bình êm ả của con người nói đây:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
+ Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương:
hương nhau chia củ sắn bùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
- Nghệ thuật
+ ngôn từ chọn lọc
+ hình ảnh giàu sức gợi
C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận
Dàn ý (mẫu 2)
a. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ
- Nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
- Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.
- Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
- Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận
b. Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
- Hình tượng thiên nhiên: bức tranh tứ bình với vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của Việt Bắc
+ Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi – màu sắc hài hòa, trên nền xanh của núi là màu đỏ của hoa chuối
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng – mùa xuân với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình,...
+ Mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng – tất cả cảnh vật đề trong trạng thái động, nhanh chóng chuyển mình
+ Mùa thu: ánh trăng hòa bình – mùa thu hòa bình đầu tiên ở nước ta
→ Bức tranh tứ bình đẹp, trữ tình, thơ mộng, được quan sát, miêu tả tinh tế.
- Hình ảnh con người: luôn trong tư thế lao động, làm việc, từ đó gợi nên những vẻ đẹp của con người nơi đây
+ Dao gài thắt lưng
+ Đan nón chuôt từng sợi giang
+ Hái măng
+ Ân tình, thủy chung
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận
Đề 3 (trang 134- SGK)
Dàn ý (mẫu 1)
a. Câu thơ trong Đất nước
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài:
- Giới thiệu bổ sung về tác giả tác phẩm
- Hình ảnh này được lấy từ bài ca dao
+ Tay bưng chén muối đĩa gừng
ừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
+ Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!
- Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng
+ Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.
+ Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau, quý nhau
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận
b. Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Tây Tiến
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm
- Chân dung hiện thực của người lính:
+ “ không mọc tóc”: cạo trọc đầu để thuận tiện cho việc giáp lá cà, có người sốt đến rụng tóc
+ “xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, bệnh tật,…
Bên trong: toát lên dũng khí anh hùng và dũng mãnh
- Tâm hồn lãng mạn của người lính:
+ Trong đêm hội đuốc hoa: người lính Tây Tiến say mê vẻ đẹp phương xa xứ lạ xây đắp nên hồn thơ
+ giấc mơ hào hoa: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến:
+ Trong cuộc hành quân gian nan vất vả, người lính Tây Tiến không thể tránh được sự mệt mỏi “đoàn quân mỏi”.
+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”.
+ Miêu tả những cái chết không bi lụy
+ Cái chết trở nên bất tử cùng núi sông
C, Kết bài: cảm nghĩ của bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
a. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn” (“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm) gợi liên tưởng đến các câu ca dao:
- Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau
- Muối ba năm muối đương còn mặn
Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau chăng nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa
→ cách vận dụng của Nguyễn Khoa Điềm góp phần thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp tâm hồn và truyền thống đẹp đẽ của con người Việt Nam, đó là tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, son sắt
b. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
- Lòng yêu nước, lòng dũng cảm, quyết tâm, không ngại gian khổ, hi sinh trên con đường hành quân:
+ Những khó khăn, gian khổ mà hằng ngày họ phải đối mặt
+ Thái độ lạc quan, dũng cảm, bất chấp hiểm nguy.
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp
+ Những người lính trong đêm hội liên hoan cùng những người dân trên đường nghỉ lại
+ Trên đường hành quân, những người lính luôn mơ về những “dáng kiều thơm”
- Vẻ đẹp bi tráng:
+ Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.
+ Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
+ Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.
3. Kết bài
- Khái quát vấn đề nghị luận
- Cảm nhận của em về những người lính Tây Tiến và liên hệ bản thân
Đề 4 (trang 134- SGK)
Dàn ý (mẫu 1)
a. So sán hình tượng đất nước trong hai bài thơ
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung tác giả, tác phẩm
- Điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ
+ Nội dung:
• đều viết về đất nước với một niềm tự hào và yêu mến.
• đều được viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
+ Nghệ thuật:
• lấy những hình ảnh mang tính đặc trưng của dân tộc
• giọng điệu khi tâm tình, thủ thỉ, khi hào hùng, đao thương trong kháng chiến
• nhịp thơ: đa dạng, phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả.
- Điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
+ Đất nước- Nguyễn Đình Thi
• khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.
• đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
+ Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
• khắc họa hình tượng đất nước mình từ những gì gần gũi, trong cuộc sống hàng ngày, rồi mở rộng ra với “thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông” trong truyền thuyết về thời dựng nước.
• Cuối cùng, cảm nhận về đất nước lại hướng vào sự phát hiện về đất nước ở trong mỗi con người.
- Lí giải sự khác biệt
+ Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt..
C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận
b. Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bổ sung về tác giả, tác phẩm
* Ngoại hình và khí phách
- Ngoại hình: không mọc tóc, quân xanh màu lá diện mạo chân thực, sống động đến trần trụi
- Khí phách kiêu hùng
+ cách nói không mọc tóc chủ động ngang tàng
+ quân xanh màu lá: màu bệnh tật trở thành màu ngụy trang
+ hình ảnh dữ oai hùm đặc tả khí phách hùng dũng như hổ báo
* Khái vọng lớn, giấc mơ đẹp
- Khát vọng lớn
+ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới: khát vọng lập công danh, quét sạch quân thù
+ đó là vẻ hào hùng của người lính Tây Tiến
- Giấc mơ đẹp: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ giấc mơ sang trọng, lịch lãm nhớ về những vẻ đẹp của thủ đô
+ phô ra vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến
* Lí tưởng sống cao đẹp
- Suốt chiều dài biên cương xa xôi rải rác những nấm mồ hiu quạnh, hinh ảnh thơ khắc họa chiến trường đau thương
- Trước hiện thực đấy người lính vẫn không sờn lòng, thoái chí, quyết chsi cống hiến quãng đời xanh cho tổ quốc
- Ý thơ vừa hùng tráng vừa bi thương
* Sự hi sinh bi tráng
- Sự hi sinh bi thương thiếu thốn đủ bề, các anh về đất với bộ quân phục sờn rách hình ảnh thơ chân thật
- Sự hi sinh bi thương mà không hề bi lụy:
+ cách nói sang trọng qua hình ảnh áo bào thay chiếu
+ cách nói tránh về đất
+ tiếng gầm đưa tiễn người lính Tây Tiến của con sông Mã như khúc nhạc của núi sông dành cho người anh hùng
C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận
Dàn ý (mẫu 2)
a. So sánh hai hình tượng đất nước:
Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm
- Phân tích làm rõ hình ảnh đất nước trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm và “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau:
+ Giống nhau
• Hai tác giả đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước
• Hai tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
+ Khác nhau:
• Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp của bài thơ
• Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
- Lí giải nguyên nhân giống và khác nhau:
+ Giống nhau: cả hai nhà thơ đề viết về đề tài đất nước và giàu lòng yêu quê hương, đất nước
+ Khác nhau:
• Hai bài thơ viết trong hai khoảng thời gian khác nhau
• Phong cách của mỗi nhà văn
• Đặc trưng của văn học
b. Cảm nhận về người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
Bài viêt cần tập trung làm rõ các ý:
→ Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ
→ Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong đoan thơ:
- Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính
- Tâm hồn:
+ Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sựu sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
→ Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám
- Sự hi sinh:
+ Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”
+ Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh
→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết ko phải là sự ra đi mk là sự trở về với đất mẹ yêu thương
→ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính