Soạn bài Chiếc lược ngà ngắn gọn - Soạn văn lớp 9
Soạn bài Chiếc lược ngà ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Chiếc lược ngà (ngắn nhất)
Câu 1 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
- Cốt truyện: Sau tám năm xa nhà, ông Sáu được trở về thăm gia đình nhưng bé Thu không nhận ra ông là bố, đến khi nhận ra thì ông Sáu phải vào chiến trường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hy sinh, ông chỉ kịp trao đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái.
- Tình huống truyện: 2 tình huống thể hiện sâu sắc tình cảm cha con ông Sáu.
+ Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 1 cha con sau 8 năm, con không nhận cha, khi con nhận ra thì cha phải đi.
+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hy sinh, ông chỉ kịp trao đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái.
Tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu với cha.
Tình huống 2 bộc lộ tình cảm sâu sắc của cha với con.
Câu 2 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng:
+ Trước khi nhận ra cha : ngơ ngác, sợ hãi,tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, bướng bỉnh, ương ngạnh.
+ Khi nhận ra cha: trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Sáng hom sau, ôm ba, hôn ba và không cho ba đi.
- Tính cách bé Thu: yêu ghét rạch ròi, dứt khoát, mạnh mẽ, tâm hồn ngây thơ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí: tinh tế, sắc sảo. Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
Câu 3 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
- Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con : Nôn nóng gặp mặt con, khao khát được nghe tiếng gọi “Ba ơi!”, làm chiếc lược ngà tặng con.
- Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: vừa là người chiến sỹ anh dũng, kiên cường vừa là một người cha giàu lòng yêu thương con.
Câu 4 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất qua lời kể của nhân vật “tôi” – ông Ba, người bạn thân chiến đấu của ông Sáu.
- Tác dụng: Tạo tính khách quan, chân thực. Đồng thời tạo giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, gần gũi.
Luyện tập
Câu 1 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Khi chưa nhận ra cha, bé Thu lạnh lùng, xa lánh. Khi nhận ra cha thì tình cảm mãnh liệt cha con trào dâng. Điều đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi, tâm hồn ngây thơ của một đứa trẻ tám tuổi rất mực yêu người cha trong ảnh của mình.
Câu 2 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Theo lời hồi tưởng của bé Thu:
Vì cha tôi đi kháng chiến nên mãi đến khi tôi lên tám tuổi, tôi mới có dịp gặp lại cha. Vết thẹo trên mặt ba khiến tôi xa lánh, ương bướng với. Đến lúc tôi nhận ra cha, thì cũng là lúc cha phải ra đi. Tại khu căn cứ, cha tôi dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng tôi. Trong một trận đánh, cha tôi đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt cha chỉ còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho tôi. Giá như không có chiến tranh thì tôi đã có nhiều giây phút hạnh phúc với cha rồi.
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Tên Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014)
- Quê quán: An Giang
- Quá trình hoạt động văn học
+ Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954
+ Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng
+ Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III
+ Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng
- Tác phẩm chính: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”
C. Tìm hiểu tác phẩm Chiếc lược ngà
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con.Chưa kịp trap cho con thì ông đã hí sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến "chị cũng không muốn bắt nó về"): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.
+ Phần 2 (tiếp theo đến "vừa nói vừa từ từ tuột xuống"): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.
- Ngôi kể (đối với văn bản truyện) : Thứ nhất
- Giá trị nội dung: Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le
- Giá trị nghệ thuật: Truyện kể theo điểm nhìn của bác Ba giúp tăng tính khách quan.Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công nữa là miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.