Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn gọn - Soạn văn lớp 9
Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ. Cách lặp đi, lặp lại, cách ngăt nhịp như thế làm sáng tỏ nội dung của bài thơ. Những công việc và ước mong của người mẹ giúp cho người đọc hiểu được tình cảm của người mẹ đối với con, với buôn làng, với quê hương, đất nước. Cách ngắt nhịp như thế tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru, giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.
Câu 2 (trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể: trong khi ru con ngủ người mẹ làm nhiều công việc:
- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
- Mẹ tỉa bắp trên núi Kalư.
- Mẹ cùng các anh trai, chị gái chuyển lán, đạp rừng khi bọn Mĩ đánh đuổi.
⇒ Người mẹ bền bỉ quyết tâm trong công việc kháng chiến, đồng thời thắm thiết yêu con, yêu bộ đội, yêu buôn làng, đất nước.
Câu 3 (trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ “mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” được hiểu theo nghĩa đen. Đây là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” được hiểu theo nghĩa bóng. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ ý nói đứa con là thiêng liêng, cao quý, là lẽ sống, nguồn sống của người mẹ, là ánh sáng của mẹ như ánh sáng của mặt trời với cây bắp. Mặt trời ấy luôn nằm trên lưng mẹ, vô cùng gần gũi như là một phần cơ thể mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc. Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc đã thể hiện xúc động tình yêu thương con vô bờ bến của người mẹ Tà Ôi.
Câu 4 (trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
- Tình cảm của người mẹ Tà-ôi đối với đứa con của mình: tha thiết, đằm thắm, thiêng liêng, cao cả.
- Mối quan hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm là mối liên hệ tự nhiên và chặt chẽ. Mẹ ước: “con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần - Mai sau con lớn vung chày lún sân” vì mẹ đang giã gạo; Mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều - mai sau con lớn phát mười Ka-lưi” vì mẹ đang tỉa bắp trên núi; con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ - mai sau con lớn làm người tự do” vì mẹ đang địu con để “đi giành trận cuối”.
Câu 5 (trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
- Tấm lòng người mẹ Tà-ôi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà.
- Ý chí, ước mong của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Vì độc lập tự do của dân tộc. Người mẹ trong bài thơ là mẹ chiến sĩ, là người mẹ Việt Nam anh hùng, người cộng sản trung thành.
Luyện tập
Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mỹ?
Cuộc sống của người dân thời ấy vô cùng vất vả và gian khổ lại vừa lao động sản xuất. Không khí thời đại toát lên từ bài thơ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt. Cả dân tộc phải huy động mọi nguồn lực, sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Bà mẹ Tà Ôi cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác vừa phải lao động sản xuất vừa phục vụ cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dan tộc ta vô cùng gian khổ nhưng hào hùng, vĩ đại.
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Tên Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943
- Quê quán: Thừa Thiên Huế
- Quá trình hoạt động văn học
+ Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
+ Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng thời với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.
- Tác phẩm chính:
+ Đất nước
+ Giặc Mỹ
+ Gửi anh Tường
+ Hình dung về Chê Ghêvara
+ Hồi kết cuộc
C. Tìm hiểu tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
- Thể thơ: Thơ tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
- Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.
- Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.
- Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.
- Ý nghĩa nhan đề
+ “Khúc hát ru” là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
+ Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
+ Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Namnói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.
- Giá trị nội dung:
+ Trong gian nan, vất cả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.
+ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua bài thơ.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
+ Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.