Soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) ngắn gọn - Soạn văn lớp 9
Soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Tổng kết phần văn học (tiếp theo) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 193 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):
a.Bộ phận văn học chữ Hán
Tên tác phẩm | Tác giả | Thể loại |
Con hổ có nghĩa | Vũ Trinh sưu tầm | Truyện |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Hồ Nguyên Trừng | Truyện |
Sông núi nước Nam | Lí Thường Kiệt | Thơ |
Phò giá về kinh | Trần Quang Khải | Thơ |
Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thơ |
Côn Sơn ca | Nguyễn Trãi | Thơ |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Thơ |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu |
Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Trãi | Truyện |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Lê Hữu Trác | Tùy bút |
Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Tiểu thuyết chương hồi |
b.Bộ phận văn học chữ Nôm
Tên tác phẩm | Tác giả | Thể loại |
Sau phút chia li | Đoàn Thị Điểm | Thơ song thất lục bát |
Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương | Thất ngôn tứ tuyệt |
Qua đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan | Thất ngôn bát cú |
Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thất ngôn bát cú |
Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thơ thất ngôn bát cú |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thơ thất ngôn bát cú |
Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát |
Chị em Thúy Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Mã Giám Sinh mua Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Kiều báo ân báo oán | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên gặp nạn | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Câu 2 (trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):
Văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian | Văn học viết | |
Lực lượng sáng tác | Vô danh, mang tính tập thể | Sáng tác cá nhân, của tác giả riêng |
Thời gian sáng tác | Khó xác định thời gian sáng tác | Có sự lưu truyền rõ ràng bằng văn tự |
Hình thức lưu truyền | Hình thức lưu truyền bằng miệng, mãi về sau có sự ghi chép | Lưu truyền bằng văn tự |
Dị bản | Thường có nhiều dị bản ở các vùng miền khác nhau | Chỉ có duy nhất một văn bản, không có dị bản |
Thể loại | Cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ… | Thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút, bút kí, kịch… |
Câu 3 (trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):
Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết:
- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ
Ví dụ:
trong ca dao:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
Được Nguyễn Du vận dụng:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
“Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ
Rút dây lại né động rừng chăng”
Lấy từ câu thành ngữ:
Lấy từ câu thành ngữ:
- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc.
- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…
- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên
Câu 4 (trang 184 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):
Tinh thần yêu nước là một nội dung nội bật trong ba thời kì văn học:
- Trung đại (thế kỉ X- XIX): Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ…
- Đầu thế kỉ XX- Cách mạng tháng Tám 1945: thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…
- Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…
Câu 5 (trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2):
Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:
- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người.
- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người.
- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người.
- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
B. Kiến thức cơ bản
I. NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
- Bộ phận văn học chữ Hán
- Bộ phận văn học chữ Nôm
II. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
2. Văn học viết
III. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
IV. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam