X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn - Soạn văn lớp 9


Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

A. Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Điện thoại di dộng: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.

- Điện thoại nóng: Điện thoại dành riêng để tiếp nhận và giải quyết những vấn đề khẩn cấp bất kỳ lúc nào.

- Kinh tế trí thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất lưu thông phân phối cá sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách có ưu đãi.

- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…

Câu 2 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.

- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác, phá hoại.

Một số từ mới xuất hiện theo mô hình đó:

x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường…

x + hoá: ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá…

x + điện tử: thư điện tử, chính phủ điện tử, thương mại điện tử…

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Câu 1 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Những từ Hán Việt trong hai đoạn trích:

a) thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng).

Câu 2 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Những từ ngữ để chỉ khái niệm tương ứng

a) AIDS: bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b) ma-két-tinh: Để chỉ khái niệm nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá như nghiên cứu nhu cầu thì hiếu khách hàng…

Nguồn gốc: Do tiếng Việt chưa có những từ ngữ chỉ khái niệm trên nên phải mượn từ tiếng nước ngoài.

Ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách tạo ra từ ngữ mới, từ vựng tiếng Việt còn được phát triển bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

Luyện tập

Câu 1 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Một số mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới theo kiểu x+ tặc là:

- X+ học: toán học, vật lí học, sử học.

- X+ hóa: ô xi hóa, hợp tác hóa, kiên cố hóa.

- X + nghiệp: nông nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp.

Câu 2 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Những từ ngữ mới xuất hiện gần đây:

- Cầu truyền hình : hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại qua hệ thống ca-me-ra giữa các địa điểm cách xa nhau.

- Cơm bụi : cơm giá rẻ, bán trong các quán sơ sài, tạm bợ chủ yếu phục vụ sinh viên, thợ thuyền.

- Đa dạng sinh học : đa dạng về nguồn gen, về giống loại sinh vật trong tự nhiên.

- Công viên nước : công viên chủ yếu có các trò giải trí dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo,...

- Thương hiệu : nhãn hiệu thương mại.

Câu 3 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Từ mượn tiếng Hán

Từ mượn ngôn ngữ châu Âu

- mãng xà

- ca sĩ

- biên phòng

- nô lệ

- tham ô

- tô thuế

- phê bình

- phê phán

- xà phòng

- ô tô

- radiô

- ôxi

- ca nô

Câu 4 (trang sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):

Từ vựng được phát triển bằng những hình thức:

- Phát triển nghĩa của từ.

- Phát triển về số lượng từ ngữ: tạo từ ngữ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài.

- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Do tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

B. Kiến thức cơ bản

1. Cùng với sự phát triển của từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển, dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ:

- Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ

2. Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt

3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng, tiếng Việt mượn chủ yếu từ tiếng Hán.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn nhất, hay khác: